Năm 1984, Pakistan và Ấn Độ đánh nhau qua các cuộc giao tranh nhỏ
ở độ cao khoảng hơn 6.700 mét, trên sông băng Siachen, được cho là trận
chiến ở bình độ cao nhất trong lịch sử. Nhiều trận chiến đã nổ ra vào các
năm 1985, 1987 và 1995, Pakistan tiếp tục huấn luyện binh sĩ để xâm nhập
sang bên kia Đường kiểm soát, và một trận chiến nữa nổ ra vì Kashmir vào
năm 1999. Đến thời điểm này, cả hai quốc gia đều đã được trang bị vũ khí
hạt nhân, và trong vài tuần lễ, nguy cơ ngấm ngầm về một cuộc leo thang
chiến tranh hạt nhân lơ lửng bên trên cuộc xung đột, trước khi Hoa Kỳ can
dự bằng ngoại giao và hai bên đã nói chuyện dàn hòa. Họ lại suýt giao chiến
một lần nữa vào năm 2001, và tiếng súng vẫn nổ rải rác dọc theo biên giới.
Về mặt quân sự, Ấn Độ và Pakistan đọ sức với nhau. Cả hai bên đều
nói rằng tư thế của họ là phòng thủ, nhưng không bên nào tin phía bên kia,
và vì vậy họ tiếp tục dàn quân trên biên giới, bị khóa chặt với nhau trong
một vũ điệu tử thần tiềm tàng.
Mối quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan sẽ không bao giờ trở nên thân
thiện, nhưng nếu không có chiếc gai Kashmir chĩa về cả hai phía, nó có tiềm
năng trở nên hòa hảo. Còn như tình hình hiện nay, Ấn Độ hài lòng chứng
kiến Pakistan bị chia rẽ và sẽ làm tất cả để duy trì tình trạng đó, và Pakistan
cũng sẽ tìm cách làm suy yếu Ấn Độ, với việc các phần tử trong lòng nhà
nước đó thậm chí còn hậu thuẫn cho những cuộc tấn công khủng bố bên
trong Ấn Độ, như vụ thảm sát Mumbai năm 2008. Vấn đề Kashmir là một
phần của niềm tự hào dân tộc, nhưng nó cũng có ý nghĩa chiến lược. Toàn
quyền kiểm soát Kashmir đồng nghĩa Ấn Độ sẽ có được một cửa sổ nhìn
vào Trung Á và một biên giới chung với Afghanistan. Nó cũng sẽ tước bỏ
của Pakistan một biên giới chung với Trung Quốc và do đó làm giảm đi sự
hữu ích của mối quan hệ Trung Quốc-Pakistan. Chính phủ Pakistan thích
tung hô rằng tình hữu nghị của họ với Trung Quốc “cao hơn những ngọn núi
và sâu hơn các đại dương”. Điều này không đúng, nhưng nó rất hữu ích