này bằng một tên gọi nào khác ngoài “Islas Malvinas - Quần đảo Malvinas”.
Tất cả trẻ em tiểu học đều được dạy vẽ phác thảo hai hòn đảo chính, phía tây
và phía đông. Việc giành lại “các cô em gái thất lạc” này là một sự nghiệp
quốc gia cho các thế hệ kế tiếp của người Argentina, và là một sự nghiệp mà
hầu hết các nước láng giềng Latinh của họ đều ủng hộ.
Tháng Tư năm 1982, người Anh buông lỏng sự canh gác và chế độ độc
tài quân sự Argentina đặt dưới quyền tướng Galtieri ra lệnh xâm chiếm quần
đảo - đây được coi là một thành công lớn cho đến khi lực lượng đặc nhiệm
Anh tiến vào tám tuần sau đó, nhanh chóng chấm dứt công cuộc của quân
đội Argentina và tái chiếm lãnh thổ. Điều này dẫn đến sự sụp đổ của chế độ
độc tài.
Nếu cuộc xâm chiếm của Argentina xảy ra vào lúc này, nước Anh sẽ
không có vị thế để chiếm lại quần đảo, vì nước này hiện không có tàu sân
bay có thể hoạt động – một tình huống sẽ được khắc phục vào năm 2020, lúc
đó cơ hội của Argentina sẽ không còn nữa. Tuy nhiên, bất chấp sự hấp dẫn
của dầu mỏ và khí đốt, cuộc xâm chiếm Falkland của Argentina là không
khả thi vì hai lý do sau:
Thứ nhất, Argentina hiện nay là một nền dân chủ và biết rằng đại đa số
người dân đảo Falkland muốn ở lại dưới quyền kiểm soát của Anh; thứ hai,
người Anh, chim sợ cành cong, sẽ cảnh giác gấp đôi. Họ có thể tạm thời
thiếu một tàu sân bay để bơi tám ngàn đặm xuống Nam Đại Tây Dương,
nhưng hiện tại họ có vài trăm lính bộ binh trên đảo, cùng với các hệ thống
radar tiên tiến, tên lửa đất đối không, bốn máy bay phản lực Eurofighter và
cả một tàu ngầm tấn công hạt nhân rình rập gần đó suốt ngày. Anh có ý định
ngăn chặn ngay thậm chí không để Argentina nghĩ rằng họ có thể đến được
bờ biển, đừng nói đến việc chiếm quần đảo.
Lực lượng không quân Argentina sử dụng những chiếc máy bay lạc hậu
vài thập kỷ so với Eurofighter, và chính sách ngoại giao của Anh đã đảm
bảo rằng mọi nỗ lực của Argentina nhằm mua các máy bay mới hơn từ Tây