NÓI CÓ SÁCH - Trang 138

HÒA BÌNH VÕ TRANG

Cuộc chiến tranh nào cũng phải kết thúc bằng hòa bình. Hòa bình đưa

lại hoặc bằng thắng lợi của bên này, thất bại của bên kia, hoặc có khi cả hai
bên đều không thắng bại, nhưng đánh mãi không đi đến đâu nên phải kết
thúc chiến tranh tìm kiếm hòa bình vậy.

Muốn tiến tới hòa bình, hai nước đánh nhau có thể trực tiếp nói

chuyện hòa giải, hoặc nhờ một nước trung gian hòa giải. Hòa giải là dàn
xếp để tiến tới việc kết thúc chiến tranh. Thường thường, trước khi hòa
giải, tình hình hai bên hòa hoãn, để cho tình hình bớt gay go, nhưng cũng
có những trường hợp trước khi hòa giải lại đánh nhau dữ hơn cả khi nào
hết.

Nếu công việc hòa giải có kết quả, hai bên tạo hòa khí với nhau rồi

tiến tới hòa nghị. Hòa nghị thường dùng để chỉ các phe đối lập thương
lượng hoặc công khai hoặc bí mật, hoặc trực tiếp (như gặp mặt nhau) hoặc
gián tiếp (như trao đổi văn thư) để giảng hòa với nhau nhằm tiến tới hòa
bình thật sự.

Hòa bình là tình trạng êm đềm, không lộn xộn, không còn xung đột

giữa lực lượng này với lực lượng khác ở trong nước hoặc giữa nước này
với nước kia. Hòa bình thì không dùng đến võ lực nữa. Nhưng lại có danh
từ « hòa bình võ trang » như thế nghĩa là gì ?

Hòa bình võ trang là một danh từ không phải để chỉ một nền hòa bình

nói chuyện bằng súng ống. Hòa bình võ trang là tình hình mâu thuẫn giữa
hai hay nhiều nước ngoài mặt thì hòa bình nhưng manh nha đã muốn gây
chiến lúc nào không biết, ngoài mặt thì êm đềm nhưng bên trong thì cả hai
ngấm ngầm tăng cường võ khí và quân đội để chuẩn bị chiến tranh.

Thí dụ : Đông Hồi và Ấn Độ, trong năm 1968, sống trong tình trạng

hòa bình võ trang.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.