NÓI CÓ SÁCH - Trang 147

TỪ PHẢN CHIẾN ĐẾN PHẢN TỈNH

Vì danh từ này mấy năm gần đây được nhắc đến nhiều, có người cho

rằng trong chữ « phản chiến » có tiềm tàng ý nghĩa xấu như danh từ phản
bội, phản động, phản phúc.

Chữ phản bội có nghĩa là làm trái ngược lời hứa, đường lối mà mình

đã theo, lập trường mà mình đã vạch, tóm lại có ý tiền hậu bất nhất (thí dụ
quân phản bội ấy đáng đem ra mà bắn) nhưng trong chữ phản chiến, tuyệt
nhiên không có ý gì xấu. Phản chiến chỉ tỏ ra là chống lại chiến tranh nói
chung và một cuộc chiến tranh đang diễn ra nói riêng. Thí dụ : phe phản
chiến Mỹ biểu tình rầm rộ trước Bạch Cung nước Mỹ và hăm dọa làm tê
liệt mọi lưu thông. Trong chữ phản ở phản chiến không có gì là chống lại
cái mà mình đã theo, như thế không có gì là xấu. Chữ phản ở đây cũng như
chữ phản trong danh từ phản công nghĩa là đánh trả lại trong khi bị tấn
công ; phản phong phản đế nghĩa là chống đế quốc, chống phong kiến hay
phản kích nghĩa là đánh lại khi có cuộc tấn công của địch.

Phản quốc nghĩa là phản lại tổ quốc là một hành động xấu ; phản tặc là

người phản bội không hay ho gì ; nhưng phản ứng thì tuyệt nhiên không có
gì xấu cả. Phản ứng cũng như phản cách mạng chỉ là tỏ ý không tán thành,
nhưng phản tỉnh thì khác nghĩa hẳn.

Phản tỉnh là xét lại tư tưởng mình để tìm sai lầm mà sửa chữa, thì lại

là một điều hay.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.