DÙI ĐỤC CHẤM MẮM CÁY ?
Cáy là một giống « ba khía » ở nước mặn, người miền Bắc bắt về, rửa
sạch, đâm ra rồi ngâm với muối. Nước cáy ngâm muối lâu ngày tiết ra một
thứ nước chấm như nước mắm, song về phẩm thì thua nước mắm nhiều.
Nước cáy thường chỉ là một món đồ ăn cho người túng tiền.
Dùi đục là một thứ chầy bằng cây dùng để đóng vào cán đục để đục
đẽo.
Người nhà quê nói « dùi đục chấm nước cáy » để chỉ một việc gì quê
mùa không biết hay không quan tâm đến sự đổi mới của xã hội, chỉ quan
tâm với lối sống chất phác của mình. Thí dụ : các bà chê nhau : « Mẹ đó thì
biết cóc gì, đồ dùi đục chấm mắm cáy ấy mà ! »
Bồ dục (trái cật, trái thận) là một món ăn ngon quí lại đem chấm với
nước mắm cáy mới thực biểu hiện sự quê mùa, dớ dẩn !