NÓI CÓ SÁCH - Trang 201

KINH LUÂN VÀ THAO LƯỢC KHÁC NHAU

RA SAO ?

Để ca tụng người tài ba, lỗi lạc, ta hay dùng tới hai danh từ kinh luân

và thao lược.

Thoạt đầu, người ta chỉ dùng « kinh luân » để chỉ tài ba tổ chức xếp

đặt guồng máy nhà nước của các quan văn, và « thao lược » để chỉ tài điều
binh khiển tướng của quan võ. Ngày nay, hình như việc phân chia ấy không
còn rõ ràng gì nữa, mà những người tài giỏi nói chung đều được ca tụng là
thao lược, kinh luân cả.

Kinh luân nghĩa đen là công việc kéo tơ. Lựa chọn để sắp xếp tơ thành

từng loại là « kinh ». So từng loại tơ mà hợp lại là « luân ». Tóm lại kinh
luân là công việc sắp xếp tơ. Công việc này coi vậy mà rất tỉ mỉ, khó khăn,
phải quen tay lắm mới làm nổi không rối, không đứt. Vì tính chất của công
việc như thế nên kinh luân mới có nghĩa bóng chỉ tài năng sắp xếp như
trên.

Thao lược tức là lục thao tam lược.

Lục Thao là tên một binh thư, nguyên của Lã Vọng tức Thái Công đời

nhà Châu soạn. Sách gồm 5 cuốn, nói về 6 thao là : Văn thao, Võ thao,
Long thao, Hổ thao, Báo thao và Khuyển thao, tất cả đều là những chiến
lược chiến thuật của binh sĩ.

Tám lược cũng là tên một binh thư, gồm có ba cuốn, đề cập tới ba vấn

đề : Tấn lược, Thoái lược và Huấn lược, nguyên tác của Hoàng Thạch
Công, tức ông già trên cầu sông Dĩ. Trương lương, đời Đông Hán, là người
đầu tiên được trao tặng quyển binh thư này.

Tất cả những người có tài tùy cơ ứng biến, mưu chước hơn người đều

được kể là thao lược.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.