NÓI CÓ SÁCH - Trang 228

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI CẢI LƯƠNG, XÃ HỘI

KHOA HỌC VÀ XÃ HỘI KHÔNG TƯỞNG

Thoạt đầu, danh từ xã hội chỉ có nghĩa là tập đoàn người xây dựng

trên quan hệ về sản xuất, gia đình, chánh trị, văn hóa. Thí dụ : xã hội loài
người, xã hội Việt Nam.

Về sau, danh từ xã hội được nhắc nhở nhiều là vì có chủ nghĩa xã hội.

chủ nghĩa xã hội là lý luận cách mạng của giai cấp công nhân do Các Mác
và Ăng Gen đề xướng, nhằm chống lại chế độ tư bản, lập nền chuyên chính
vô sản và xã hội hóa các tư liệu sản xuất, tức là giai đoạn đầu của chủ nghĩa
cộng sản, có những đặc điểm như :

1) Công cụ sản xuất, ruộng đất, cơ quan giao thông là của chung xã

hội.

2) Sản xuất lấy xã hội làm cơ sở và tổ chức theo kế hoạch : mọi người

« làm việc theo năng lực và hưởng thụ theo sức lao động ».

Xã hội học là môn học nghiên cứu nguồn gốc, sự biến đổi và sự phát

triển của các hiện tượng trong đời sống xã hội.

Xã hội hóa là đem hiện tượng sản xuất của cá nhân làm của chung xã

hội. Thí dụ : xã hội hóa các phương tiện giao thông vận tải. Khi nói « xã
hội hóa giáo dục », ta nên hiểu là làm thế nào cho những hoạt động riêng rẽ
có mối liên quan hữu cơ với toàn thể xã hội.

Hiện nay có ba chủ nghĩa xã hội chính : chủ nghĩa xã hội cải lương,

chủ nghĩa xã hội khoa học và chủ nghĩa xã hội không tưởng.

Chủ nghĩa xã hội cải lương là chủ trương chính trị của đệ nhị quốc tế,

không đấu tranh giai cấp nhưng dùng cải lương cải cách để thay đấu tranh
giai cấp.

Chủ nghĩa xã hội khoa học là thứ chủ nghĩa xã hội do Các Mác và

Ăng Gen dùng duy vật biện chứng pháp dựng nên.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.