NÓI CÓ SÁCH - Trang 235

CHẾ ĐỘ ĐẠI NGHỊ CÓ PHẢI LÀ CHẾ ĐỘ

LƯỠNG VIỆN ?

Trong lúc còn có người hiểu lầm đại nghị là hội nghị lớn thì đại đa số

vẫn cho rằng chế độ đại nghị là chế độ lưỡng viện. Có lẽ cũng do một phần
lớn ảnh hưởng trước đây ở Pháp, chế độ lưỡng viện gập nhiều lủng củng
trong khi bàn cãi việc nước mà trong lúc phê phán ta thường gọi chung là
sự lủng củng của chế độ đại nghị Pháp.

Vì thế có người nghĩ đại nghị là lưỡng viện, và lưỡng viện là đại nghị

(danh từ lưỡng và danh từ đại đều có ý chỉ sự nhiều, sự lớn).

Sự thực chế độ đại nghị chỉ là một chế độ tổ chức nghị hội do các nghị

sĩ được quốc dân bầu lên làm đại diện cho mình, được giao cho quyền giám
đốc chính phủ và quyền lập pháp.

Quốc dân đại hội cũng là một hình thức đại nghị, mà ta gọi tắt là Quốc

Hội. Song cũng nên chú ý : kỳ Quốc dân đại hội Ấn Độ triệu tập họp ở Tân
Đề Li năm 1920, chỉ là một cuộc họp để lấy ý kiến của quốc dân, tương tự
như Hội nghị Diên Hồng của ta, không mang theo tính chất đại nghị với ý
nghĩa một cơ quan đại biểu làm nhiệm vụ thường trực trong một thời gian
nhất định.

Đại nghị không phải là lưỡng viện, song lưỡng viện tổ chức theo

phương pháp đại nghị lại là vấn đề khác.

Thế nào là một chế độ lưỡng viện ? Khác với chế độ một viện, chế độ

lưỡng viện là chế độ ở một nước có hai viện đại biểu : một viện gọi là
Nguyên lão nghị viện hay Thượng nghị viện và một viện gọi là Thứ dân
nghị viện hay Hạ nghị viện.

Hiện nay có hai chế độ lưỡng viện khác nhau.

1) Chế độ hai viện của Anh hay Pháp (trước 1946).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.