Một viện (Nguyên lão nghị viện hay Thượng nghị viện) đại biểu cho
lớp phú hào trong nước, nghị sĩ là những người hoặc có quyền thế, có tài
sản trong dòng dõi nhà vua. Họ là những người được chỉ định tham gia
nghị viện.
Một viện (Thứ dân nghị viện hay Hạ nghị viện) đại biểu cho toàn thể
nhân dân trong nước.
Những người này được quốc dân bầu ra.
Hạ nghị viện là một tổ chức dân chủ mà người ta bắt buộc phải làm để
chế ngự sự độc quyền chánh trị ở một chế độ vốn chuyên chế.
Hai viện đều có những quyền lợi riêng nên luôn luôn có mâu thuẫn với
nhau.
2) Chế độ hai viện ở Nga, Mỹ, Ấn Độ.
Một viện (Viện Liên Bang) gồm có đại biểu của các tiểu bang. Số đại
biểu này đồng đều cho mỗi tiểu bang, nghĩa là mỗi tiểu bang không phân
biệt lớn nhỏ đều có một số nghị sĩ ngang nhau.
Một viện (Viện Dân Tộc) gồm có các đại biểu của các dân tộc. Số đại
biểu này nhiều ít tùy theo số dân cư trong nước.
Hai viện này mỗi viện đều có quyền hành và nhiệm vụ riêng, cũng đều
tập trung vào nghĩa vụ phụng sự tổ quốc, tương đối mâu thuẫn hơn so với
chế độ ở Anh hay Pháp trước đây.
Tuy cùng một tính chất đại diện, song không phải là lối tổ chức và
chọn đại diện hoàn toàn giống nhau, thí dụ như cách tổ chức ở Nga và Mỹ
chẳng hạn, mỗi bên đều có một quan niệm riêng. Cách bầu thượng nghị sĩ ở
Mỹ không giống cách chọn nghị sĩ Liên Bang ở Nga, cũng như Viện Dân
Tộc Nga, số dân cư mà các nghị sĩ Công Đoàn đại diện lại ít hơn số dân cư
mà các nghị sĩ làm nghề nghiệp tự do, đại diện, chẳng hạn.
Đại nghị là nền tảng của một chế độ dân chủ. Song vấn đề dân chủ
không phải là ở tổ chức Đại nghị, mà dân chủ có triệt để hay không là do