THẾ NÀO LÀ DUY TÂM, DUY VẬT, DUY
SINH ? DUY LINH ?
Ở vào thời đại triết học này có rất nhiều thứ « duy ». Mỗi thứ duy là cả
một kho tàng sách vở, một triết lý về vũ trụ và nhân sinh.
Với một vài dòng định nghĩa tổng quát dưới đây, chúng tôi chỉ mong
cùng bạn đọc nhận định về một vài lầm lẫn mà thông thường ta vẫn thấy
trong câu chuyện hàng ngày.
Mỗi khi gập người đối thoại kể một câu chuyện gì mơ hồ, lập tức ta
được nghe lời phê bình gọn lỏn : « Anh lại duy tâm rồi » Ngược lại, để phê
phán một việc gì về ăn mặc, sinh lý, kể cả những hành động tục tĩu, người
ta gán ngay một câu « duy vật mà lị ! ».
Thực ra, vấn đề triết học đâu có phải là vấn đề đơn giản như thế. Vậy
ta cũng nên hiểu sơ lược để biết.
Duy tâm luận. – Học thuyết lấy tâm (tinh thần) làm thực tại chung
cực. Rốt cuộc chỉ có cái tâm là thực tại, vạn vật trong vũ trụ chỉ là sự biểu
hiện của cái thực tại ấy.
Tâm là gì ? Tâm là cái « cõi », cái « giới » nẩy ra ý niệm. Sự việc bên
ngoài đều do cái tâm, cái ý niệm mà ra. Người theo học thuyết duy tâm phủ
nhận sự liên quan giữa vũ trụ, nhân loại và tạo hóa. Sự liên quan ấy tưởng
là có cũng chỉ do tâm mà thôi. Cái tâm mất đi, mọi sự đều không còn.
Ý niệm vì đâu mà có, điều này không được lý giải. Phái duy tâm cho
rằng ý niệm là ý niệm. Nó là chung cực, mà cũng là vô cực, tuy trừu tượng
mà là thực tế, vì không có nó là không có gì cả.
Một vật ta cho là nặng, chẳng hạn, bản thể nó chưa chắc đã phải là
nặng, vì ta ý niệm nó nặng thì nó nặng đó thôi. Giả thử nếu nó không có
không khí xung quanh nó thì đâu nó có nặng. Nặng hay không nặng là do
nơi ý niệm chứ không phải là thực tế. Đời người chỉ là một kiếp sống nổi