QUẦN CHÚNG, DÂN CHÚNG, ĐẠI CHÚNG
Dân là danh từ chung để gọi công dân trong một nước. Thí dụ : dân
Việt Nam. Từ nghĩa đó, dân chúng có nghĩa là những người dân đông đảo
gồm có công nhân, nông dân, nhân dân lao động trong một nước.
Đại chúng cũng như dân chúng, nhưng có tính cách rộng rãi hơn và «
chánh trị » hơn. Đại chúng hóa là áp dụng phương pháp để đi sâu vào đông
đảo quần chúng. Thí dụ : đại chúng hóa văn chương.
Quần chúng cũng nói về dân của một nước, nhưng nghiêng mạnh về
phía những người bị thực dân, phong kiến bóc lột. Thí dụ : đảng ta có
nhiệm vụ cấp thiết lãnh đạo quần chúng nổi dậy đánh thực dân, chống
phong kiến.
Những người lãnh đạo ấy phải hành động theo đường lối quần chúng,
nghĩa là hành động cách nào để đi sâu vào quần chúng, tìm hiều nguyện
vọng và khả năng của quần chúng, rồi do đó mới có thể đề ra chủ trương
đem ra giáo dục quần chúng để quần chúng tự giác thi hành. Lề lối thi hành
tùy thuộc cảnh ngộ : có khi ngấm ngầm, có khi công khai. Chữ quần chúng
do đó còn có nghĩa là số đông người. Thí dụ : quần chúng kéo đi biểu tình
chống sưu cao thuế nặng. Nhưng trái lại, quần chúng có khi chỉ một số ít
người đối tượng của một hoạt động. Thí dụ : sinh viên là quần chúng của
giáo sư.