QUÂN CHỦ VÀ DÂN CHỦ
Quân chủ là chế độ của một ông vua đứng đầu nhà nước. Thí dụ :
nước ta từ năm 1945 trở về trước theo chế độ quân chủ.
Quân chủ chia ra hai loại :
1) quân chủ chuyên chế tức là chế độ chính trị một nước mà quyền lợi
đều nằm cả trong tay ông vua, ông vua có quyền hành vạn năng, ai chống
lại và bất tuân lệnh sẽ chết. Thí dụ : Chế độ Tần Thủy Hoàng là chế độ
quân chủ chuyên chế.
2) quân chủ lập hiến tức là chế độ chính trị một nước có vua và hiến
pháp quy định quyền hạn của vua và của nhân dân.
Có nhiều người khi nói đến « quân phiệt » tưởng rằng chữ quân đây có
ý nói về vua. Quân phiệt có ý nghĩa khác : đó là bọn quân nhân phản động
dựa vào lực lượng quân đội để nắm lấy quyền hành chánh trị.
Dân chủ trái hẳn với quân chủ. Dân chủ là nền chánh trị mà nhân dân
nắm trong tay quyền quản lý nhà nước. Chủ nghĩa dân chủ, còn gọi là dân
chủ tư sản, chủ trương đánh đổ phong kiến để cho tư sản tự do phát triển về
mọi mặt. Chủ nghĩa dân chủ nhân dân (còn gọi là dân chủ mới) là chủ
nghĩa chánh trị ra đời vào lúc đại chiến thứ nhì, mục đích đánh đổ bọn phát
xít, giành độc lập dân tộc, tiêu diệt phong kiến, thực hiện người cầy có
ruộng, quốc hữu hóa ngân hàng và các sản nghiệp lớn.
Chủ nghĩa dân chủ tập trung là tư tưởng chánh trị chủ trương phát
triển dân chủ để mọi người được tự do phát biểu ý kiến làm cho sáng kiến
nảy nở ; khi ý kiến đã được thảo luận và quyết nghị thì thiểu số phải phục
tòng đa số, cấp dưới phải phục tòng cấp trên.