TỰ KIỂM THẢO, TỰ PHÊ BÌNH, TỰ LỰC
CÁNH SINH, TỰ NGUYỆN TỰ GIÁC
Kiểm thảo nguyên là một chức quan trong Hàn lâm viện thời phong
kiến, hàm tùng thất phẩm. (Hàn lâm kiểm thảo). Sở dĩ người ta nhắc đến
chữ kiểm thảo nhiều là vì kháng chiến hay dùng chữ kiểm thảo, tức là kiểm
soát và thảo luận xem có đúng hay không, để tìm nguồn gốc những khuyết
điểm hay ưu điểm. Tự mình kiểm thảo lấy mình là tự kiểm thảo, phê bình
lấy mình, không do ai bắt buộc là tự phê bình.
Thí dụ : Các nhà văn tư sản tự động làm bản phê bình kiểm thảo đưa
ra thông qua đảng.
Tự phê bình là chữ tắt của tự ngã phê bình. Nói tắt hơn nữa, có thể
dùng danh từ tự phê, tức là tự mình phân tích những hành động và tư tưởng
của mình, tìm nguyên nhân đã tạo ra ưu điểm và khuyết điểm để phát huy
cái hay và khắc phục cái xấu.
Tự lực cánh sinh là danh từ được nhiều người bắt chước sử dụng từ
lâu nay. Tự lực cánh sinh là tự mình làm cho mình tồn tại (tự lập) và phát
triển không cần nhờ vả ai. Tự mình làm lấy việc gì gọi là tự kỷ ; tự mình
gây dựng cho mình là tự lập ; tự mình lo toan định đoạt cho mình là tự liệu
; tự mình dùng sức của mình để tiến là tự lực, tự mình cho mình một chức
vị là tự phong ; tự mình cho mình là giỏi là tự phụ ; tự mình quản lý công
việc của mình là tự quản ; tự mình định đoạt công việc, vận mệnh của mình
là tự quyết ; tự cho mình hèn kém hơn người là tự ti ; tự mình cung cấp
những thứ cần thiết cho mình là tự túc ; tự mình giữ lấy mình chống lại sự
xâm phạm của kẻ khác là tự vệ.
Tự nguyện tự giác, là tự mình muốn như thế và hiểu biết như thế. Thí
dụ : tự nguyện tự giác, bộc lộ khuyết điểm của mình.