NÓI SAO CHO TRẺ CHỊU HỌC Ở NHÀ VÀ Ở TRƯỜNG - Trang 108

3 -

NHỮNG GIẢI PHÁP THAY THẾ HÌNH

PHẠT

PHẦN I

KHI BẠN BẮT ĐẦU SỬ DỤNG NHỮNG KỸ NĂNG khuyến khích sự hợp

tác ở trẻ, bạn có thấy rằng cần phải vận dụng tư duy và sức tự chủ ghê gớm lắm

để không nói ra những điều mà bạn đã quen hay nói? Đa số chúng ta hay mỉa

mai, thuyết giáo, cảnh cáo, chửi mắng, đe dọa bằng tất cả những ngôn ngữ đan

dệt mà chúng ta đã thường nghe thấy khi chúng ta lớn lên. Thật không dễ từ

bỏ những gì đã quen thuộc.

Phụ huynh thường nói với chúng tôi rằng họ rất bực mình bởi vì sau khi

tham dự hội thảo, họ vẫn thấy mình nói những điều mà trẻ không thích. Sự

khác nhau duy nhất là bây giờ họ tự lắng nghe xem mình nói gì. Điều đó biểu

thị sự tiến bộ. Nó là bước đầu tiên để tiến tới sự thay đổi.

Tôi tự biết quy trình thay đổi là không dễ dàng. Tôi tự nghe thấy mình dùng

những phương pháp cũ, vô bổ – “Tụi con bị mắc chứng gì vậy hả? Không bao

giờ nhớ tắt đèn nhà tắm.” Nói xong thì tôi phát bực với chính mình, rồi tự hứa

sẽ không bao giờ nói như thế nữa. Vậy mà tôi vẫn lặp lại tỉnh bơ. Rồi lại ăn năn

hối hận: “Mình sẽ không bao giờ nói với con kiểu như thế nữa... Thế quái nào

mà mình lại có thể nói như vầy?... Mình biết... Đáng ra mình nên nói, ‘Các con,

đèn nhà tắm còn bật kìa’, hoặc tốt hơn nữa chỉ cần ngắn gọn, ‘Các con, đèn nhà

tắm!’...”. Sau đó tôi lại lo lắng mình sẽ không bao giờ có cơ hội để nói cho thích

hợp hơn.

Nhưng tôi chẳng việc gì phải lo lắng tới mức đó. Bọn trẻ luôn luôn để quên

đèn trong nhà tắm. Nhưng lần sau thì tôi sẵn sàng bảo: “Các con, đèn”, thế là

đứa nào đó nhào ra tắt đèn. Thành công!

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.