trong lòng nó, nhưng bạn có thể tập trung lắng nghe suy nghĩ của những phụ
huynh trong nhóm làm bài tập này. Họ cảm thấy bà mẹ thứ nhất quá gay gắt.
(Trẻ có thể nghĩ “Mẹ ác quá. Mình sẽ trả đũa cho biết tay.”)
Người mẹ thứ hai thì hiền như bụt. (Trẻ có thể nghĩ “Mình có thể qua mặt
mẹ dễ dàng về bất cứ việc gì.”). Phụ huynh thứ ba là “thỏa đáng”. Bà nghiêm
khắc mà không gay gắt trừng phạt. (Trẻ có thể nghĩ “Mẹ phát điên thật rồi. Từ
rày trở đi mình phải về nhà đúng giờ. Ngoài ra mẹ vẫn tin tưởng mình. Mình
không thể làm mẹ thất vọng... như vậy mình sẽ không cần phải tự làm cái bánh
mì kẹp lạnh ngắt.”)
Với bài tập này trong đầu, người mẹ thật của Bobby về nhà và thử áp dụng
phương pháp thứ ba với cậu. Và nó có tác dụng... trong ba tuần. Sau đó thì
Bobby lại về nhà trễ theo như thói quen cũ. Bà mẹ đã vô phương kế. Khi bà mô
tả nỗi thất vọng của mình, nhiều câu hỏi nổi lên trong nhóm: “Phải làm gì
trong những trường hợp như thế này?”... “Giả sử bạn đã thử hết mọi cách rồi và
vấn đề cứ tiếp diễn, và tiếp diễn mãi”... “Chúng ta có thể làm gì khi dường như
không còn biện pháp nào khác nữa ngoài trừng phạt?”
Khi có một vấn đề dai dẳng, chúng ta thường đinh ninh rằng nó phức tạp
hơn bản chất của nó. Thật ra, với vấn đề phức tạp thì cần tới kỹ năng phức tạp
hơn. Những nhà giáo dục phụ huynh, những nhà thương thuyết lao động,
những chuyên gia tư vấn hôn nhân gia đình đã tìm ra những phương pháp chi
tiết, tuyệt vời để giải quyết xung đột. Sau đây là phiên bản mà tôi đã trình bày
với nhóm phụ huynh ấy.
Để giải quyết vấn đề
Bước I. Nói về cảm xúc và nhu cầu của trẻ
Bước II. Nói về cảm xúc và nhu cầu của bạn.
Bước III. Cùng nhau động não để tìm ra một giải pháp mà cả hai cùng đồng
ý.