NÓI SAO CHO TRẺ CHỊU HỌC Ở NHÀ VÀ Ở TRƯỜNG - Trang 176

đớn hoặc thất vọng.

Về phần chúng ta, chúng ta cần phải kiềm chế ghê gớm và phải có kỷ luật

thép mới không ra đưa lời khuyên cho con cái, nhất là khi chúng ta chắc chắn

mình có câu trả lời. Tôi biết rằng ngày nay bất cứ khi nào một trong những đứa

con tôi hỏi “Mẹ, mẹ nghĩ con nên làm gì?”, thì chắc chắn tôi phải cố dằn lòng

để không nói cho chúng ngay lập tức tôi nghĩ chúng nên làm gì.

Thế nhưng, vẫn có một điều thậm chí còn lớn lao hơn can thiệp vào nỗi khát

khao chính đáng của chúng ta muốn giúp con cái tách rời khỏi mình. Tôi luôn

nhớ như in cảm giác thỏa nguyện sâu sắc bắt nguồn từ việc được ba sinh linh tí

hon cần đến. Quả là những cảm xúc lẫn lộn khi tôi khám phá ra rằng chiếc

đồng hồ báo thức có thể đánh thức lũ trẻ dậy công hiệu hơn tất cả mọi lời nhắc

nhở đầy tính mẹ hiền của tôi. Và cũng thật là cảm xúc xáo trộn khi tôi từ bỏ

công việc đọc truyện giờ đi ngủ vào lúc đám trẻ con tôi đã biết tự đọc lấy một

mình.

Chính những cảm xúc mâu thuẫn trong tôi về tính độc lập đang lớn dần ở

con cái đã giúp tôi hiểu câu chuyện do một giáo viên mầm non kể cho tôi nghe.

Cô giáo đó mô tả nỗ lực của cô nhằm thuyết phục một bà mẹ trẻ rằng con trai

bà sẽ thật sự ổn nếu bà không ngồi trong lớp với nó. Năm phút sau khi bà đi

khỏi, thì rõ ràng bé Jonathan cần đi toilet. Khi cô giáo giục nó tự đi đi thì nó

khổ sở lí nhí, “Cháu không thể.”

Cô hỏi “Tại sao?”

“Vì mẹ không ở đây,” Jonathan giải thích “Mẹ kéo quần cho cháu khi cháu

đi tiểu xong.”

Cô giáo nghĩ một hồi. “Jonathan, con có thể đi tiểu và tự kéo quần được.”

Jonathan tròn mắt.

Cô giáo dẫn nó vào toilet và đợi. Sau vài phút, từ sau cánh cửa đóng, cô nghe

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.