NÓI SAO CHO TRẺ CHỊU HỌC Ở NHÀ VÀ Ở TRƯỜNG - Trang 205

Lời khen có thể dẫn đến sự khước từ ngay lập tức, (“Luôn luôn ăn mặc đẹp

á!... Phải chi anh trông thấy tôi cách đây một tiếng đồng hồ nhỉ.”)

Lời khen có thể gây đe dọa (“Nhưng tôi biết sẽ ăn mặc thế nào đây trong

cuộc họp kế tiếp?”

Lời khen có thể ép buộc bạn tập trung vào những khuyết điểm của mình

(“Óc thông thái? Anh đùa chắc? Tôi vẫn không cộng nổi cột số đấy.”)

Lời khen có thể gây lo lắng và can thiệp vào hành động của bạn (“Mình sẽ

không bao giờ có thể đánh bóng được như thế nữa. Giờ mình căng thẳng thật

sự.”)

Lời khen có thể được hiểu như một sự chi phối, thao túng (“Người này muốn

gì ở mình?”)

Tôi nhớ những nỗi thất vọng của mình bất cứ khi nào tôi cố gắng khen ngợi

các con. Chúng đi học về và đem khoe tôi một bức tranh, hỏi “Có được không

mẹ?”

Tôi nói “Ôi, bức tranh đẹp tuyệt.”

Chúng hỏi vặn, “Nhưng mà nó có được không?”

Tôi nói, “Được á? Mẹ đã bảo với con là đẹp... tuyệt!”

Chúng nói “Mẹ không thích nó.”

Tôi càng khen ráo riết thì tôi càng không khai thông được. Tôi không bao

giờ hiểu nổi phản ứng của chúng.

Sau khi tôi tham dự những buổi hội thảo đầu tiên với tiến sĩ Ginott, tôi bắt

đầu nhận ra tại sao các con tôi phản đối những lời khen của tôi nhanh như khi

tôi khen chúng vậy. Tiến sĩ dạy cho tôi biết rằng những từ đánh giá như “tốt”,

“đẹp”, “tuyệt vời” khiến cho trẻ không thoải mái và phập phồng trong lòng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.