NÓI SAO CHO TRẺ CHỊU HỌC Ở NHÀ VÀ Ở TRƯỜNG - Trang 206

giống như bạn cảm thấy trong những bài tập bạn vừa làm. Nhưng quan trọng

nhất, tôi học được từ ông cách khen đúng – lời khen hữu ích gồm có hai phần:

Người lớn mô tả sự công nhận những gì anh (chị) ấy trông thấy hoặc cảm

thấy.

Sau khi nghe lời mô tả như vậy, trẻ sẽ có khả năng tự khen chúng.

Tôi nhớ lại lần đầu tiên tôi thử đưa lý thuyết đó vào áp dụng. Thằng con 4

tuổi của tôi từ lớp mẫu giáo về nhà, nó dí một tờ giấy vẽ bút chì nguệch ngoạc

dưới mũi tôi và hỏi “Được không mẹ?”

Phản ứng đầu tiên của tôi là tự động buột miệng “Đẹp lắm”. Nhưng rồi tôi

sực nhớ ra. Không, mình cần phải mô tả. Tôi tự hỏi, mình phải mô tả những

đường nguệch ngoạc này như thế nào?

Tôi nói “Chà, mẹ thấy những vòng tròn, vòng tròn, vòng tròn nè... những

đường gợn sóng, gợn sóng, gợn sóng... những chấm, chấm, chấm, chấm, chấm,

và những đường gạch, gạch!

“Đúng rồi!” thằng bé hồ hởi gật đầu.

Tôi nói “Làm thế nào mà con nghĩ ra vẽ cái này?”

Nó nghĩ một lúc rồi nói, “Bởi vì con là họa sĩ.”

Tôi nghĩ, “Quy trình này quả là một quy trình xuất sắc. Người lớn mô tả và

trẻ tự khen nó thật sự.”

Trong trang tiếp theo bạn sẽ tìm thấy thêm những ví dụ về lời khen mô tả có

tác dụng như thế nào:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.