nghĩ trong đầu nó “Ba mẹ muốn điều đó cho mình còn hơn cả chính mình
muốn.”.
4. Hãy chuẩn bị cho khả năng trẻ có thể lặp đi lặp lại rất nhiều lần hành động
đã được bạn khen ngợi, đề cao theo kiểu mô tả
. Nếu bạn không muốn con bạn
thổi còi thêm 5 lần nữa, thì hãy cố kiềm chế, đừng nói “Con biết cách gây tiếng
động lớn bằng cái còi đó!” Nếu bạn không muốn con bạn leo tuốt lên đỉnh dàn
khung leo trèo dành cho trẻ ở trong công viên, thì đừng bảo với con rằng “Con
biết cách dùng cơ bắp leo trèo của mình”. Không nghi ngờ gì, lời khen mời gọi
sự lặp lại hành vi và khơi gợi những nỗ lực. Đó là công hiệu của lời khen. Hãy
sử dụng nó một cách chọn lọc.
Những băn khoăn, thắc mắc
1. Tôi đang cố gắng học cách khen con cái khác đi, nhưng đôi khi tôi quên
mất, cứ buột miệng “Tuyệt vời” hoặc “Ôi, hay quá”. Tôi có thể làm gì bây giờ?
Cứ vui vẻ chấp thuận cho phép mình có phản ứng ban đầu. Nếu bạn thành
thực cảm thấy hoan hỉ và thấy mình thốt lên “Tuyệt!”, trẻ sẽ nghe thấy sự nồng
nhiệt trong giọng nói của bạn và cảm nhận đó là một sự biểu lộ cảm xúc của
bạn. Tuy nhiên, bạn luôn có thể làm giàu thêm phản ứng ban đầu của mình
bằng lời khen kiểu mô tả mà giúp trẻ biết được biên độ đánh giá của bạn: “Ái
chà sau một ngày dài làm việc mệt mỏi, về nhà ba thấy sân đã được cào sạch lá,
đã được hốt hết vào thùng đựng lá và đem ra để đằng trước. Ba cảm thấy như
mình vừa nhận được một món quà vậy!”
Với chút mô tả cụ thể, độc đáo, bạn tăng thêm sức mạnh cho từ “Tuyệt vời!”.
2. Làm thế nào để khen một đứa trẻ mãi mới làm được cái việc mà đáng ra nó
phải làm được từ lâu rồi?
Thằng con giữa của tôi thường hay nhặng xị xì ngầu lên mỗi khi gia đình
chúng tôi cùng nhau đi đạp xe, đến nỗi tất cả chúng tôi đều rất đau khổ. Tuần
trước nó cư xử rất đẹp. Tôi không muốn khen nó là “Giỏi” hoặc bảo với nó rằng