PHẦN II.
NHỮNG NHẬN XÉT, BĂN KHOĂN VÀ NHỮNG CÂU CHUYỆN CỦA PHỤ
HUYNH
Chúng tôi để ý thấy phụ huynh trong những nhóm dự hội thảo của chúng tôi
hay nồng nhiệt kể cho nhau nghe về những việc mà con cái họ đã làm. Chẳng
hạn như:
“Đã ba ngày nay, ngày nào Donny cũng đều đặt đồng hồ báo thức và tự dậy
một mình vào buổi sáng. Tôi mừng quá trời là mình không còn phải gọi nó dậy
nữa.”
“Mới đây Lisa đã gọi điện về nhà báo là nó sẽ về trễ. Tôi không thể diễn tả
nổi điều đó khiến tôi vui mừng khôn xiết đến thế nào!”
Khi chúng tôi hỏi những phụ huynh đó xem con cái họ có biết đến lời khen
và sự công nhận của họ hay không, thì họ thường sững người ra.
Dường như phụ huynh không sẵn sàng đưa ra lời khen dành cho hành vi tốt
đẹp của con mình. Hầu hết chúng ta hay mau chóng chỉ trích nhưng chậm
khen ngợi. Là cha mẹ, chúng ta phải có trách nhiệm đảo ngược lại cái trật tự
này. Lòng tự trọng của con cái chúng ta là thứ có giá trị vô cùng lớn lao, đến
nỗi chúng ta không được bỏ lỡ cơ hội vun đắp lòng tự trọng cho con mình, lại
càng không nên giao phó việc đó cho người lạ. Bạn chắc hẳn có để ý thấy rằng
thế giới bên ngoài không hề xông xáo, tự nguyện ban bố lời khen. Lần cuối
cùng có một tài xế nói với bạn “Cảm ơn ông đã chừa một chỗ trống để bây giờ
tôi có chỗ cho xe tôi đậu” là khi nào? Những nỗ lực hợp tác của chúng ta phải
trầy trật lắm mới được công nhận. Nhưng sự lỡ lời và chê bai kết tội lại ập đến
rất nhanh.
Chúng ta hãy phải làm cho khác đi ở nhà. Chúng ta hãy nhận ra rằng cùng
với việc cung cấp đồ ăn, chỗ ở, mái nhà che thân, quần áo cho con, chúng ta
còn có một nghĩa vụ khác đối với con cái mình: đó là bảo đảm cho chúng “điều