NÓI SAO CHO TRẺ CHỊU HỌC Ở NHÀ VÀ Ở TRƯỜNG - Trang 231

6 – GIẢI PHÓNG TRẺ KHỎI NHỮNG VAI

TRÒ

PHẦN I

TÔI NHỚ KHOẢNH KHẮC con trai tôi, David, chào đời. Năm giây đã trôi

qua rồi mà thằng bé vẫn không thở. Tôi hoảng loạn. Cô y tá vỗ lưng nó. Không

có phản hồi. Nỗi căng thẳng thật khốn khổ. Cô y tá bảo, “Một thằng bé cứng

đầu đây!”. Vẫn không có phản hồi. Phải đến một lúc sau rốt cuộc nó mới khóc

thét lên – đó là thanh âm xuyên chói của một sinh linh mới ra đời. Sự nhẹ

nhõm, giải tỏa trong tôi cứ lâng lâng, mơ hồ. Nhưng sau đó tôi bất giác tự hỏi

“Có thực nó sẽ là đứa cứng đầu?” Đến khi tôi mang nó từ bệnh viện về nhà thì

tôi đã gạt những lời nhận xét của cô y tá đi – những lời vu vơ của một người vu

vơ. Hãy tưởng tượng về việc dán nhãn cho đứa trẻ chưa đầy nửa phút tuổi!

Tuy nhiên nhiều lần trong những năm sau đó, mỗi khi nó cứ khóc ngặt ngẹo

cho dù tôi có cố ru, bồng, ẵm, vỗ... mỗi khi nó không chịu ăn thức ăn mới, rồi

khi nó không chịu mặc tã, khi nó không chịu lên xe buýt đi tới trường mẫu

giáo, khi nó không chịu mặc áo lạnh vào mùa đông, ý nghĩ đó lại lởn vở trong

đầu tôi: “Cô y tá nói đúng. Nó là một thằng cứng đầu.”

Đáng lẽ ra tôi nên biết rõ hơn. Tất cả những khóa tâm lý học mà tôi đã tham

dự đều cảnh báo về mối nguy hiểm của việc tiên đoán thành tựu cá nhân. Nếu

bạn dán nhãn cho trẻ là đứa học chậm hiểu, thì nó bắt đầu thấy mình là đứa

học hoài không hiểu. Nếu bạn dán nhãn một đứa trẻ là láu cá ranh ma thì rất

có thể nó sẽ như thế. Nên tránh việc dán nhãn một đứa trẻ bằng mọi giá. Tôi

hoàn toàn đồng ý với điều đó, tuy nhiên tôi không thôi nghĩ về David là một

“đứa cứng đầu”.

Điều an ủi duy nhất cho tôi là tôi biết rằng mình không phải là người duy

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.