NÓI SAO CHO TRẺ CHỊU HỌC Ở NHÀ VÀ Ở TRƯỜNG - Trang 232

nhất nghĩ như thế. Ít nhất mỗi tuần một lần, tôi đều nghe phụ huynh nào đó, ở

đâu đó kêu rêu những điều đại loại như thế này:

“Thằng lớn nhà tôi là một đứa rắc rối. Thằng út là đứa dễ chịu.”

“Bobby là kẻ bắt nạt bẩm sinh.”

“Billy là đứa cả tin. Bất kỳ ai cũng lợi dụng được nó.”

“Michael là luật sư của gia đình. Nó biết tìm câu trả lời cho tất cả mọi thứ.”

“Tôi không biết phải cho Julie ăn gì nữa. Nó là đứa kén ăn.”

“Mua đồ mới cho Richie chỉ tổ tốn tiền tốn bạc thôi. Nó bẻ gãy mọi thứ rơi

vào tay nó. Cái thằng là đồ phá hoại.”

Tôi đã từng tự hỏi những đứa trẻ này đón nhận những cái nhãn mà chúng

được dán cho ngay từ khi còn bé tí như thế nào. Sau nhiều năm lắng nghe về

những sự việc xảy ra trong các gia đình, tôi dần nhận ra rằng việc quẳng một

đứa trẻ vào vai trò nào đó có thể bắt đầu xảy ra một cách vô tình. Chẳng hạn,

một buổi Mary nói với anh trai “Lấy cho em cái mắt kính.”

Anh nó đáp, “Tự đi mà lấy, bỏ cái thói bà chủ đi.”

Sau đó bé nói với mẹ “Chải tóc con cho thẳng hết những gút rối đi.” Mẹ bé

nói “Mary, con lại giở thói bà chủ rồi.”

Cho đến sau đó, cô bé bảo ba “Đừng nói nữa. Con đang xem chương trình

tivi của con.” Và ông bố mắng lại “Nghe bà chủ lớn kìa!”

Dần dần, từng chút một, Mary sẽ bắt đầu đóng vai trò mà bé được gán cho

bấy lâu. Rốt cuộc thì nếu mọi người gọi Mary là bà chủ thì đó phải là điều mà

bé sẽ trở thành.

Có thể bạn đang tự hỏi, “Ta nghĩ con mình là bà chủ hay ông chủ thì có sao

đâu, miễn là ta không gọi nó bằng cái tên đó?” Đó là một câu hỏi quan trọng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.