NÓI SAO CHO TRẺ CHỊU HỌC Ở NHÀ VÀ Ở TRƯỜNG - Trang 243

George yêu thương,

Hôm nay thầy giáo dạy nhạc của con gọi điện báo cho mẹ rằng con không

mang theo kèn trumpet để tập hai buổi tổng duyệt với dàn nhạc.

Mẹ tin tưởng con sẽ tìm ra cách tự nhắc nhở mình từ nay trở đi nhớ mang

theo kèn.

Mẹ

Một người cha quyết định dùng phương pháp giải quyết vấn đề thay vì gọi

con là đồ lưu manh. Ông bảo, “Jason, ba biết con tức giận khi con đang cố tập

trung vào bài tập về nhà mà em cứ huýt sáo hoài; nhưng đánh em là không

được

. Con còn cách nào khác để có được sự yên lặng mà con cần không ?”

Dường như bạn thấy toàn bộ ý tưởng giúp trẻ nhìn nhận về bản thân chúng

khác đi là khó khăn? Tôi không biết có đòi hỏi nào khác lại khó hơn đòi hỏi

này ở cha mẹ. Khi một đứa trẻ đã có khuôn nếp hành xử theo kiểu nào đó trong

một thời gian, thì đòi hỏi về phần cha mẹ phải có một sự kiềm chế cực lớn để

không la mắng “Đó, lại tái diễn nữa rồi!” – như thế chỉ củng cố thêm những

hành vi tiêu cực của trẻ. Cần phải viện đến ý chí, dành hẳn thời gian ra để lập

kế hoạch tỉ mỉ cho một chiến dịch giải phóng trẻ khỏi một vai trò mà nó đang

đóng bấy lâu.

Nếu lúc này bạn dành được chút thời gian thì hãy tự hỏi:

1. Bấy lâu nay con bạn có bị quàng vào bất cứ vai trò nào – ở nhà, ở trường –

bởi bạn bè nó hoặc bởi họ hàng hay không? Vai trò đó là gì?

………………………………………………………………

2. Có gì tích cực về vai trò đó? (Chẳng hạn, tinh thần vui vẻ trong vai trò “Kẻ

hay chọc phá”; trí tưởng tượng trong vai trò “Kẻ mộng mơ”)

………………………………………………………………

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.