NÓI SAO CHO TRẺ CHỊU HỌC Ở NHÀ VÀ Ở TRƯỜNG - Trang 37

con bạn.

Phản ứng của bạn hàm ý bạn vừa lắng nghe vừa công nhận bất kỳ cảm xúc

nào con bạn đang cảm thấy. Chẳng hạn:

“Nghe là thấy đau quá trời rồi.”

“Chắc là đau lắm.”

“Ừm, tệ thật!”

“Đau cứ hệt như cơn đau con ước cho kẻ thù của con phải chịu vậy á.”

“Mỗi tuần lại phải tiêm một mũi đâu phải dễ. Mẹ cược là con sẽ mừng khi nó kết

thúc.”

Khi cuộc đối thoại kết thúc một cách tự nhiên, hãy tự hỏi lần này bạn cảm

thấy như thế nào và hãy chia sẻ câu trả lời của bạn.

Con bạn sẽ đóng vai này một lần nữa.

Sau khi đã đóng vai phụ huynh hai lần xong, bạn sẽ muốn đổi vai để trải

nghiệm quan điểm của con trong bối cảnh này.

Khi bạn đóng vai đứa trẻ có cảm xúc bị dẹp qua bên và bị khước từ, bạn có

thấy mình càng ngày càng trở nên tức giận hơn? Ban đầu bạn bực mình vì mũi

tiêm đau quá, nhưng về sau bạn lại tức giận vì phụ huynh của bạn?

Khi bạn đóng vai người mẹ (cha) đang cố ngăn lời phàn nàn của con mình,

bạn có thấy mình càng ngày càng trở nên nổi cáu vì đứa con “không biết phải

trái” của mình?

Đó thường là cách sự việc tiến triển khi cảm xúc bị khước từ. Cha mẹ và con

cái trở nên càng ngày càng tách xa nhau ra.

Khi đóng vai một phụ huynh công nhận cảm xúc của con hơn là phản đối,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.