Ghi nhớ
Giúp trẻ xử lý cảm xúc của chúng
Trẻ cần thấy cảm xúc của mình được công nhận và được tôn trọng
1. Bạn có thể lắng nghe một cách im lặng và chăm chú.
2. Bạn có thể công nhận cảm xúc của trẻ bằng một từ hoặc một âm.
“Ồ… Ừm… Ra vậy”.
3. Bạn có thể đặt tên cho cảm xúc của chúng
“Nghe sao thất vọng ghê!”
4. Bạn có thể nêu ra những ước muốn không thực hiện được của chúng
“Mẹ ước gì mẹ có thể làm chuối chín ngay lập tức cho con ăn!”
* * *
Phải công nhận tất cả mọi cảm xúc.
Phải ngăn chặn một số hành vi cụ thể.
“Mẹ thấy con tức giận em đến thế nào. Nói với em con muốn gì bằng lời,
không phải bằng nắm đấm.”
PHẦN II:
NHẬN XÉT, BĂN KHOĂN VÀ NHỮNG CÂU CHUYỆN CỦA PHỤ HUYNH
1. Có nhất thiết quan trọng là tôi luôn luôn phải cảm thong với con cái?
Không. Phần lớn cuộc chuyện trò của chúng ta với con cái là chuyện trò
ngẫu nhiên. Nếu trẻ nói “Mẹ, hôm nay con quyết định tới nhà David sau khi đi
học về” thì hầu như không nhất thiết phụ huynh phải đáp lại: “Vậy là con quyết