NÓI SAO CHO TRẺ CHỊU HỌC Ở NHÀ VÀ Ở TRƯỜNG - Trang 41

buồn vậy?”. Trẻ sẽ dễ nói chuyện với người lớn công nhận những gì nó đang

cảm thấy hơn là người bắt ép nó phải giải thích.

3. Tiến sĩ nói chúng tôi nên để cho con cái biết chúng tôi đồng ý với những

cảm xúc của chúng?

Trẻ em không cần cảm xúc của chúng được đồng ý; chúng cần cảm xúc của

chúng được công nhận. Câu khẳng định “Con đúng đó” có lẽ làm trẻ hể hả khi

nghe vào khoảnh khắc đó nhưng đồng thời nó có thể ngăn trẻ tự mình suy nghĩ

rốt ráo về vấn đề.

Ví dụ:

CON: Cô giáo bảo cô sẽ hoãn vở kịch của lớp lại. Cô ác quá à!

CHA: Sau tất cả những buổi tập luyện công phu ư? Ba đồng ý với con. Cô ấy

ác thật khi làm thế!

Chấm dứt thảo luận.

Hãy để ý xem, sẽ dễ hơn biết chừng nào cho trẻ suy nghĩ một cách xây dựng

khi cảm xúc của nó được công nhận:

CON: Cô giáo bảo cô sẽ hoãn vở kịch của lớp lại. Cô ác quá à!

CHA: Chắc là con thất vọng ghê gớm lắm. Con đang mong chờ nó cơ mà.

CON: Phải đó ba. Chỉ vì mấy đứa đùa cợt trong lúc tập kịch thôi. Đó là do lỗi

của tụi nó

chứ bộ.

CHA: ( im lặng lắng nghe )

CON: Cô còn nổi khùng lên vì không đứa nào thuộc vai của mình hết.

CHA: Vậy à.

CON: Cô bảo nếu tụi con “sửa đổi” thì cô sẽ cho tụi con một cơ hội nữa... Tốt

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.