hơn con đi dợt lại vai của mình đây. Tối nay ba chỉnh cho con nhe, ba?
Kết luận: Trong khoảnh khắc trầm uẩn, tức giận, những gì con người dù ở độ
tuổi nào chăng nữa đều có thể thể hiện là không đồng ý hoặc bất mãn; họ cần
ai đó nhận ra họ đang trải nghiệm những gì.
4. Nếu việc bày tỏ cho con tôi biết tôi hiểu con là quan trọng thì, có gì sai
không khi tôi nói “Mẹ hiểu con cảm thấy thế nào”?
Vấn đề khi bạn nói “Mẹ hiểu con cảm thấy thế nào” là có trẻ không tin bạn.
Chúng sẽ đáp lại “Không phải. Mẹ không biết gì hết”. Nhưng nếu bạn coi rắc rối
của trẻ là đặc biệt (“Ngày đầu tiên đi học hồi hộp lắm – bao nhiêu điều mới
phải làm quen”) thì trẻ biết bạn thật sự hiểu.
5. Giả sử tôi đã cố gắng xác định cảm xúc của con nhưng hóa ra tôi xác định
sai. Thế gì làm sao?
Không có gì hại cả. Con bạn sẽ mau chóng sửa sai cho bạn.
Ví dụ:
CON: Ba, bài kiểm tra của tụi con bị hoãn lại tới tuần sau!
CHA: Vậy là con thở phào nhẹ nhõm.
CON: Không, con muốn khùng thì có! Giờ thì tuần sau con phải học lại y
chang đống bài đó.
CHA: À, ra vậy. Con đã hy vọng sẽ vượt qua nó cho rồi.
CON: Dạ!
Sẽ là tự tin thái quá nếu ai đó bảo đảm mình luôn luôn biết chính xác người
khác đang cảm thấy gì. Tất cả những gì chúng ta có thể làm là cố gắng hiểu cảm
xúc của con mình. Dù chúng ta sẽ không luôn thành công, nhưng nỗ lực của
chúng ta thường được đề cao.