nó chỉ cho tôi và nói “Con tức giận như vậy đấy!”
Tôi bảo “Ừ, con tức giận thật sự !” đoạn xé một tờ giấy khác ra khỏi tập giấy
và nói “Chỉ cho mẹ thấy thêm nữa coi”.
Nó hậm hực vẽ nghuệch ngoạc lên tờ giấy lần nữa. Tôi bảo “Chà, con giận thế
cơ!” Chúng tôi lại tiếp tục quy trình thêm một lượt nữa. Đến khi tôi trao cho nó
tờ giấy thứ tư thì rõ ràng nó đã bình tĩnh hơn nhiều. Nó nhìn tờ giấy một hồi
rồi bảo “Bây giờ con sẽ chỉ cho mẹ thấy con vui thế nào”, và vẽ một vòng tròn có
hai con mắt cùng một cái miệng cười. Thật không thể tin nổi. Trong vòng hai
phút mà nó chuyển từ trận lôi đình sang mỉm cười tươi rói – chỉ vì tôi để cho
nó biểu đạt cho tôi thấy nó cảm thấy như thế nào. Sau đó chồng tôi bảo “Em cứ
đi sinh hoạt trong nhóm đó đi nhé”.
Trong buổi sinh hoạt tiếp theo của nhóm chúng tôi, một bà mẹ khác kể với
chúng tôi về kinh nghiệm của chị cũng với kỹ năng bảo con vẽ này.
Khi tôi nghe kể về Joshua hồi tuần trước, ý nghĩ đầu tiên của tôi là “Ước gì
mình áp dụng được phương pháp đó vào Todd”. Todd cũng ba tuổi nhưng cháu
bị chứng bại não. Tất cả những gì là bình thường đối với những đứa trẻ khác
đều là phi thường đối với cháu – đứng lên không ngã, hoặc ngồi mà không oặt
đầu xuống. Cháu đã có những tiến bộ rất lớn nhưng vẫn hay có tật nổi giận bất
tử. Hễ lúc nào cố làm gì đó mà không làm được thì cháu gào khóc cả mấy tiếng
đồng hồ liền. Không cách chi trên đời tôi có thể áp dụng mà dỗ cháu được.
Phần tệ hại nhất là cháu hay đá và cắn tôi. Tôi đoán cháu nghĩ rằng những khó
khăn của cháu là do lỗi tại tôi và đáng lẽ tôi phải có khả năng làm gì đó về điều
ấ
y. Cháu hầu như lúc nào cũng nổi điên khùng với tôi.
Trên đường từ buổi hội thảo tuần trước về nhà, tôi nghĩ “Nếu mình đoán biết
Todd trước khi nó nổi cơn tam bành thì sao?” Chiều hôm đó cháu đang chơi trò
ghép hình mới của cháu. Đó là bức hình rất đơn giản với vài mẩu ghép to. Vậy
mà cháu vẫn không làm sao ghép được mảnh cuối cùng vào bức tranh, và sau
khi cố ráng vài lần thì cháu bắt đầu lộ nét mặt nhăn nhó. Tôi nghĩ “Không! Lại