nữa rồi!”, bèn chạy bổ tới bên cháu và la lên: “Ngồi im!... Giữ im mọi thứ...
Đừng nhúc nhích!... Mẹ phải lấy cái này!” Todd trông có vẻ thảng thốt. Tôi
cuống quít lục tìm trên kệ sách của cháu, lấy ra một mẩu bút chì sáp màu tím
và một tờ giấy vẽ. Tôi ngồi xuống với Todd và nói “Todd, có phải con đang giận
dữ như thế này không?” và rồi vẽ những đường dích dắc nhọn hoắt, lên xuống,
lên xuống.
“Dạ,” cháu nói và giật mẩu bút chì sáp khỏi tay tôi rồi gạch chém những
đường thẳng điên dại vào tờ giấy. Sau đó cháu chọc chọc cho tới khi có vô số lỗ
thủng trên tờ giấy. Tôi cầm lấy tờ giấy giơ ra ánh sáng và nói “Con giận dữ quá
này... Ôi, con giận kinh khủng!”. Cháu giật tờ giấy khỏi tay tôi và vừa la thét
vừa xé toạc tờ giấy cho tới khi nó chỉ còn là một đống giấy vụn. Khi cháu làm
xong xuôi, cháu nhìn lên tôi và bảo “Con yêu mẹ”. Đó là lần đầu tiên Todd thốt
lên câu nói ấy.
Từ đó tôi hay thử lại cách thức này lần nữa và không phải lúc nào cũng có
công hiệu. Tôi nghĩ có lẽ mình phải tìm một lối thoát vận động thân thể khác
cho cháu, chẳng hạn như đấm bao nhồi bông hay gì gì đó. Nhưng tôi bắt đầu
nhận ra rằng điều quan trọng nhất là trong khi cháu đấm hay nhào nặn hay vẽ,
thì tôi phải ở đó, xem cháu làm, để cho cháu biết rằng dẫu là nỗi giận dữ ghê
gớm nhất thì cháu vẫn được hiểu và được công nhận.
8. Nếu tôi công nhận tất cả những cảm xúc của con mình, liệu điều đó có
khiến nó có tư tưởng rằng bất kỳ việc gì nó làm đều đúng đắn đối với tôi? Tôi
không muốn là một bà mẹ dễ dãi.
Chúng tôi cũng lo lắng mình trở nên dễ dãi. Nhưng dần dần chúng tôi bắt
đầu nhận ra rằng phương pháp này chỉ dễ dãi khi bạn có tư tưởng dung thứ
rằng tất cả mọi cảm xúc đều được cho phép.
Ví dụ như khi bạn nói “Mẹ thấy con khoái dùng nĩa để thiết kế trên miếng
bơ” không có nghĩa là bạn cần phải cho phép trẻ hành xử theo lối không thể
chấp nhận được đối với bạn. Khi cất miếng bơ đi bạn có thể cho “họa sĩ nhí” của