NÓI SAO CHO TRẺ CHỊU HỌC Ở NHÀ VÀ Ở TRƯỜNG - Trang 46

bạn biết rằng “Bơ không phải là thứ để nghịch chơi. Nếu con muốn thiết kế

hình gì thì con có thể dùng đất sét của con mà thiết kế.”

Chúng tôi thấy rằng khi bạn công nhận cảm xúc của con cái, trẻ sẽ có khả

năng chấp nhận những giới hạn mà bạn đặt ra cho chúng hơn.

9. Điều gì phản đối khuyên răn trẻ khi chúng gặp vấn đề?

Khi chúng ta đưa ra cho trẻ lời khuyên hoặc giải pháp tức thì, chúng ta tước

đoạt của trẻ những kinh nghiệm mà phát sinh trong quá trình vật lộn với

những vấn đề của chúng.

Có lúc nào cần khuyên răn không? Tất nhiên là có.

Để thảo luận chi tiết thêm về việc nên khuyên trẻ vào lúc nào và như thế

nào, mời bạn xem phần “Nói thêm về lời khuyên” ở chương 4.

10.Tiến sĩ có thể làm gì nếu sau đó tiến sĩ nhận ra rằng mình đã phát đi tới

con mình một tín hiệu phản hồi vô bổ? Hôm qua con gái tôi đi học về với tâm

trạng rất bực bội. Nó muốn kể cho tôi nghe chuyện mấy đứa trẻ khác đã chọc

ghẹo nó trong sân trường như thế nào. Nhằm lúc tôi đang mệt mỏi và không

muốn nghe, thế là tôi đã xua nó đi, bảo nó đừng khóc nữa, chuyện đó có phải là

trời sụp đâu mà. Trông nó lộ vẻ u sầu và đi lên phòng của nó. Tôi biết mình đã

“đánh hỏng” rồi, nhưng bây giờ tôi có thể làm gì

Mỗi lần cha hoặc mẹ tự nhủ “Chắc chắn lần này mình sai rồi. Tại sao mình

đã không nghĩ ngợi khi nói...”, thì tự động họ đã tạo cho mình một cơ hội khác.

Cuộc sống giữa phụ huynh với bọn trẻ vốn rộng mở không hồi kết. Luôn luôn

có một cơ hội khác – sau đó một giờ, một ngày, một tuần – để nói “Mẹ đang

nghĩ về câu chuyện lần trước con kể cho mẹ nghe, về mấy đứa chọc ghẹo con

trong sân trường đó. Và mẹ nhận thấy điều đó hẳn là khó chịu lắm.”

Sự đồng cảm luôn luôn được đánh giá cao, cho dù nó đến sớm hay muộn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.