NÓI SAO CHO TRẺ CHỊU HỌC Ở NHÀ VÀ Ở TRƯỜNG - Trang 48

Có cô bé tuổi teen tại một buổi hội thảo của chúng tôi kể với chúng tôi nghe

chuyện một buổi chiều cô bé đi học về, trong lòng nổi cơn thịnh nộ bởi vì đứa

bạn thân nhất của cô bé đã phản bội, tiết lộ bí mật riêng tư của cô bé. Cô bé kể

cho mẹ nghe sự việc, và rất thản nhiên mẹ cô bé bình luận: “Con giận dữ rồi”.

Cô bé bảo cô bé không thể kìm nổi phải nói lại với mẹ một cách mỉa mai rằng

“Mẹ chỉ đùa”.

Chúng tôi hỏi cô bé chứ cô bé muốn đáng ra mẹ mình phải nói gì. Cô suy

nghĩ một thoáng rồi bảo: “Không phải lời nói mà là cách nói của mẹ cháu. Mẹ

cháu nói mà hờ hững như đang nói về cảm xúc của ai đó mà mẹ cháu không

quan tâm vậy. Cháu nghĩ cháu muốn mẹ cháu cần thể hiện là mẹ đang ở bên

cạnh cháu. Nếu mẹ cháu nói kiểu như “Trời, Cindy, chắc con giận bạn ấy lắm!”

thì có lẽ cháu cảm thấy là mẹ cháu hiểu.”

IV. Cũng không có ích khi cha mẹ phản ứng sốt sắng quá mức trẻ cảm thấy.

Ví dụ:

CON TUỔI TEEN: ( càu nhàu ) Steve bắt con chờ ở góc đường cả nửa tiếng

đồng hồ. Sau đó còn bịa ra chuyện mà con biết rõ mười mươi là xạo ke.

MẸ: Thật không thể chịu được! Sao nó dám đối xử với con như thế? Cái

thằng đã vô ý vô tứ lại còn vô trách nhiệm. Chắc là con không bao giờ muốn

nhìn mặt nó nữa.

Chắc không bao giờ có cô hay cậu tuổi teen nào lại phản ứng với bạn mình

tới mức kịch liệt như với kẻ thù. Tất cả những gì trẻ cần từ bà mẹ là ồ à thông

hiểu và lắc đầu để truyền đạt sự thông cảm cho nỗi bực dọc của trẻ trước hành vi

của người bạn. Trẻ không cần phải chuốc thêm gánh nặng đối phó với những

cảm xúc mạnh của mẹ nó.

V. Trẻ không đề cao việc cha mẹ lặp lời tự chỉ trích, xỉ vả của nó.

Khi một đứa trẻ nói với bạn rằng nó ngớ ngẩn, hoặc xấu hoặc mập phì, thì

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.