NÓI SAO CHO TRẺ CHỊU HỌC Ở NHÀ VÀ Ở TRƯỜNG - Trang 49

không ích chi khi bạn lặp lại “Ố, vậy là con nghĩ mình khờ,” hoặc “Con nghĩ

mình xấu xí”. Đừng hợp tác với trẻ khi nó tự mắng nhiếc nó. Phụ huynh chúng

ta nên chấp nhận nỗi đau của trẻ mà không lặp lại.

Ví dụ:

CON: Cô giáo bảo tụi con chỉ cần chừng 15 phút mỗi tối để làm toán là cao.

Trong khi con toàn mất cả tiếng không à. Chắc con ngu lắm.

CHA: Khi làm lâu hơn giờ con dự định thì thật không đáng khích lệ.

Ví dụ:

CON: Trông con xấu kinh khủng khi cười. Chỉ toàn thấy niềng răng không

hà. Con xấu thấy sợ luôn.

CHA: Con không thích diện mạo của mình khi đeo cái niềng đó. Còn với ba

thì trông con lúc nào cũng đáng yêu cả – cho dù con có đeo niềng răng hay

không.

* * *

Chúng tôi hy vọng phần “Lưu Ý” không làm bạn ngại ngùng. Bởi vì rõ ràng,

bạn biết việc xử lý cảm xúc của con cái là một nghệ thuật chứ không phải là một

khoa học. Nhưng chúng tôi tin chắc rằng (dựa trên những năm quan sát) phụ

huynh, sau những thử-và-nghiệm, có thể quán triệt nghệ thuật đó. Sau một

thời gian bạn sẽ hiểu những gì có ích và những gì không có lợi cho chính con

cái của bạn. Với chút luyện tập bạn sẽ khám phá ra những gì làm chúng bực bội

và những gì an ủi chúng; những gì gây ra sự xa cách và những gì mời gọi tình

thân; những gì gây tổn thương, những gì chữa lành. Không gì thay thế được độ

nhạy cảm của chính bạn.

Những câu chuyện do phụ huynh kể:

Chúng tôi dạy cùng những nguyên tắc cơ bản cho tất cả mọi nhóm. Nhưng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.