định chiều nay đi thăm bạn”. Chỉ cần câu nói đơn giản “Cảm ơn con đã báo cho
mẹ biết” đã là một sự công nhận hữu hiệu. Thời điểm phụ huynh cần thông
cảm là khi trẻ muốn bạn biết tâm trạng của nó – nó đang cảm thấy như thế
nào. Khi nhắc lại những cảm xúc tích cực của con cái có thể để lộ ra cho chúng
ta thấy một số vấn đề. Rằng không khó cho chúng ta phản ứng lại nỗi hồ hởi
của đứa trẻ “Hôm nay con được 97 điểm môn toán!” bằng vẻ phấn khích tương
tự, “97! Ôi, thế thì con vui lắm nhỉ!”
Chính những cảm xúc tiêu cực của trẻ mới đòi hỏi đến kỹ năng thông cảm
của chúng ta. Đó là lúc chúng ta cần vượt qua những cám dỗ thông thường là
phớt lờ, khước từ, giảng đạo, chỉnh lưng v.v... Một người cha kể, điều giúp ông
trở nên nhạy cảm hơn với những nhu cầu cảm xúc của con trai mình là khi ông
bắt đầu so sánh những cảm xúc buồn phiền, ray rứt của con giống như những
vết bầm tím trên cơ thể. Về phương diện nào đó, hình ảnh vết cắt hay vết
thương giúp ông nhận ra con mình đòi hỏi được quan tâm chú ý đến cảm xúc
đau đớn của nó một cách nghiêm túc và ngay lập tức hệt như khi nó bị thương
trầy trụa đầu gối.
2. Có gì sai khi hỏi thẳng con
“Tại sao con lại cảm thấy như thế?”
Có những trẻ có thể nói cho bạn biết tại sao chúng sợ hãi, giận dữ, hay buồn
rầu. Tuy nhiên, đối với hầu hết trẻ, câu hỏi “Tại sao?” chỉ làm trầm trọng thêm
vấn đề của chúng. Ngoài nỗi ấm ức ban đầu, giờ chúng lại bị buộc phải phân
tích nguyên nhân và phải đưa ra lời giải thích thỏa đáng cho việc chúng cảm
thấy như vậy. Rất thường xuyên trẻ không biết tại sao mà chúng cảm thấy như
thế. Cũng có những lúc chúng do dự không muốn giải thích với bạn, bởi vì
chúng sợ rằng trong mắt người lớn lý do của chúng có vẻ không đủ thuyết phục.
(“Có vậy thôi mà con cũng khóc à?”)
Sẽ hữu ích hơn cho đứa trẻ đang buồn khi nghe “Mẹ thấy hình như có
chuyện làm con buồn” hơn là hỏi “Có chuyện gì xảy ra vậy?” hoặc “Sao con lại