“Con đã nói dối với mẹ về sổ điểm của con à? Con có biết con sẽ trở thành
loại người gì khi con lớn lên không? Con sẽ trở thành một kẻ mà không ai tin
cậy hết.”
“Thôi đừng có ích kỷ như thế nữa. Con thấy đấy, không ai muốn chơi với con
cả. Rồi đây con sẽ không có bạn bè gì hết.”
“Con chỉ biết có mỗi phàn nàn và phàn nàn thôi. Con không bao giờ cố thử
một lần tự xử lý lấy hay sao. Rồi con coi, mười năm sau con vẫn sẽ sa lầy trong
vấn đề này và vẫn than van kêu ca như vậy.”
Hồi còn là một đứa trẻ, tôi cảm thấy ………………………………………………..
Do bây giờ bạn đã biết “đứa trẻ” trong bạn có thể sẽ phản ứng với những
cách nói của cha mẹ ở trên như thế nào, bạn có thể chú tâm để tìm hiểu xem
những người khác, những người cũng thử làm bài tập này, sẽ phản ứng ra sao.
Xem ra những đứa trẻ hoàn toàn khác nhau lại phản ứng giống nhau với
những lời nói đó. Sau đây là những phản ứng mẫu từ một nhóm dự hội thảo đối
với kiểu nói:
Đổ lỗi và buộc tội.
“Cánh cửa quan trọng hơn con...” “Con sẽ nói dối và bảo
với mẹ là không phải con làm”... “Mình là một đứa tệ hại”... “Mình đang rúm ró
cả người lại đây.”... “Mình muốn cãi lại.”... “Mẹ bảo mình không bao giờ lắng
nghe thì mình sẽ không lắng nghe nữa.”
Mắng nhiếc, xỉ vả.
“Mẹ nói đúng. Mình là đứa ngu si và mù máy móc.”... “Tại
sao không thử?”.... “Mình sẽ đúng như lời mẹ nói. Lần tới mình sẽ không mặc
jacket luôn.”... “Mình ghét mẹ”... “Hừ, trời ơi, lại mẹ sắp xuất hiện nữa kìa!”
Đe dọa.
“Mình sẽ sờ vào bóng đèn khi mẹ không trông thấy.”... “Mình muốn
khóc thét lên.”... “Mình sợ”... “Để mặc cho con yên.”
Ra lệnh.
“Ba luôn khống chế mình”... “Mình sợ hết hồn.”... “Mình không
muốn động tay chân tí nào”... “Mình ghét ba, ghét cay ghét đắng”... “Bất kể