làm cái gì mình cũng đều gặp rắc rối cả”... “Làm sao mình chuyển được ra khỏi
cái nhà tồi tệ này đây?”
Thuyết giảng đạo đức.
“Ái chà, chà, chà... ai mà lắng nghe hở trời?”... “Mình
điếc đặc rồi.”... “Mình chẳng đáng giá gì sất.”... “Mình muốn đi lánh nạn.”...
“Chán, chán, ôi chán quá.”
Cảnh cáo.
“Thế giới này đáng sợ và nguy hiểm quá”... “Làm sao mình có thể
tự xoay xở được đây? Bất kể làm cái gì mình cũng đều gặp rắc rối cả.”
Tuyên bố của kẻ tuẫn đạo.
“ M ình thấy tội lỗi”... “Mình sợ quá. Đó là lỗi tại
mình nên mẹ mới bị bịnh”... “Ai thèm quan tâm cơ chứ?”
So sánh.
“Ai mẹ cũng yêu hơn mình”... “Tao ghét Lisa”... “Mình cảm thấy
thất bại”... “Mình ghét luôn cả Gary”.
Mỉa mai.
“Con không thích bị châm chích làm trò cười. Mẹ kỳ cục”... “Mình
bị xỉ nhục. Mình quê độ quá chừng”... “Việc gì phải cố!”... “Mình cứ quay lưng
lại là xong”... “Mình có làm gì cũng chẳng thắng được”... “Mình đang sôi máu
vì tức giận đây”.
Tiên đoán.
“Mẹ nói đúng. Mình đời nào mà đạt được điều gì”... “Mình quá tệ
đến nỗi không đáng tin; để xem, mình sẽ chứng minh là ba sai rồi”... “Vô ích
thôi”... “Mình bỏ cuộc”... “Mình tuyệt vọng”.
Nếu người lớn chúng ta trải qua những cảm xúc như tạm được liệt kê ở trên
khi đọc những lời lẽ trong trang này, vậy thì đứa trẻ thật sự sẽ cảm thấy như thế
nào?
Có giải pháp nào thay thế không? Có cách nào khuyến khích trẻ hợp tác mà
không xâm phạm đến lòng tự trọng của chúng, hoặc không để chúng phải tự
chịu khối cảm xúc tiêu cực?” Có những phương pháp nào dễ hơn cho phụ
huynh, và ít gây thiệt hại hơn cho họ?