NÓI SAO ĐỂ KHÍCH LỆ VÀ GIÚP CON TRƯỞNG THÀNH - Trang 101

phải lắng nghe những lời phê bình không mấy dễ chịu về con cái mình. Làm

thế nào để những buổi gặp gỡ này mang tính xây dựng hơn?

Bố của Don đến họp phụ huynh trong tâm thế sẵn sàng (với giấy và bút) nhằm

ghi lại và biến bất cứ lời nhận xét tiêu cực nào về con trai mình thành hành

động tích cực.

PHỤ HUYNH: Năm nay Don học hành thế nào ạ?

GIÁO VIÊN: Ồ, để tôi cho anh biết. Con trai anh không đi học đúng giờ. Cậu

bé không làm bài tập còn vở ghi chép thì rất lộn xộn.

PHỤ HUYNH (ghi chép): Ồ, ý cô giáo là Don cần cải thiện việc đi học đúng

giờ, làm bài tập về nhà và giữ gìn sách vở gọn gàng.

Khi bố trở về nhà, cậu bé Don 10 tuổi đã hỏi: “Cô giáo đã nói gì với bố về

con vậy?” Người bố trả lời: “Bố đã viết lại những gì cô ấy nói. Con có thể đọc

nó nếu con thích.” Thường chờ đợi những nhận xét quen thuộc về những hành

vi sai trái và chuyện không chịu làm bài tập về nhà, Don đã vô cùng ngạc

nhiên khi cậu đọc những ghi chép của bố. Cả Don và bố đều rút ra được nhiều

điều từ ghi chép đó. Nó giúp họ tập trung vào việc làm sao để tiến bộ thay vì

những lỗi lầm đã qua. Nó ngăn chặn những lời trách mắng đồng thời mang

đến định hướng và niềm hy vọng.

Các buổi họp phụ huynh có thể kết thúc bằng một lưu ý mang tính xây dựng.

Ví dụ:

“Hariet cần tiến bộ hơn trong việc nhìn nhận bản thân như một người có trách

nhiệm, xứng đáng được tôn trọng và có năng lực hoàn thành công việc của

mình.”

“Frank cần tiến bộ hơn trong việc xem xét lại bản thân như một người có thể

đóng góp vào những cuộc thảo luận của lớp.”

“Celia cần tiến bộ hơn trong việc bày tỏ sự giận dữ mà không xúc phạm

người khác đồng thời giải quyết tranh cãi trong hòa bình.”

“Bill cần tiến bộ hơn trong việc học cách làm việc độc lập và hoàn thành các

nhiệm vụ được giao.”

100

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.