thấy hối tiếc về điều đó! Nếu con ném thêm bất cứ một thứ đồ nào nữa, mẹ
nhất định sẽ xử lý con.
Thay vì dùng những lời đe dọa và hứa hẹn, người mẹ này đáng ra đã có thể
thể hiện sự tức giận thật sự của mình một cách hiệu quả hơn:
“Mẹ phát điên lên khi nhìn thấy điều đó.”
“Nó khiến mẹ giận quá.”
“Mẹ thấy giận sôi máu lên đây này”
“Những thứ này không dùng để ném được! Bóng mới dùng để ném!”
Trong khi áp dụng giới hạn với trẻ, cha mẹ cần hết sức cẩn thận để không
khơi mào cho những cuộc đấu trí. Hãy cùng xem xét ví dụ này. Cô bé
Margaret 5 tuổi và bố đang tận hưởng buổi chiều thư thái trong công viên:
MARGARET (đang chơi trên sân): Con thích ở đây. Con không về nhà đâu.
Con ở đây thêm một giờ nữa.
BỐ: Đấy là con nói vậy, còn bố thì nói là không.
Lời nói đó có thể dẫn đến một trong hai kết quả xml:lang=“he-IL”>mà cả hai
đều không được mong đợi: đứa trẻ sẽ thất bại hoặc người bố sẽ phải nhượng
bộ. Có một cách xử lý hiệu quả hơn, xml:lang=“he-IL”>đó là tập trung vào
mong muốn xml:lang=“he-IL”>được ở lại công viên chứ không phải lời đe
dọa coi thường quyền lực của cô bé. Chẳng hạn, người bố có thể nói: “Bố
thấy con rất thích nơi này. Bố cá là con muốn được ở lại đây lâu hơn, thậm chí
là mười tiếng đồng hồ cũng được. Nhưng đến giờ về nhà rồi con.”
Nếu sau một hoặc hai phút mà Margaret vẫn khăng khăng giữ ý kiến của
mình, bố cô bé có thể nắm tay hoặc nhấc cô bé lên và dẫn ra khỏi khu vui
chơi. Với trẻ nhỏ, việc làm có sức mạnh hơn rất nhiều so với lời nói.
Cha mẹ không phải là để đánh
Con cái không bao giờ được phép đánh cha mẹ. Sự xâm phạm thân thể như
vậy sẽ gây nguy hại cho cả hai bên. Nó khiến trẻ cảm thấy lo lắng và sợ hại
trước hành động đáp trả. Nó khiến cha mẹ có tâm lý tức giận và ghét bỏ. Cấm
119