ngờ của bản thân về ảnh hưởng lâu dài của sự trừng phạt về mặt thể chất. Ta
bối rối khi phải sử dụng bạo lực và tự nhủ: “Hẳn là phải có cách nào đó tốt
hơn để giải quyết vấn đề.”
Vậy nếu bạn mất bình tĩnh và đánh trẻ thì sao? Hầu hết các bậc cha mẹ vẫn có
lúc làm điều đó. “Nhiều lần khi nổi giận với con trai, tôi có cảm giác mình
giống một tên giết người,” một bà mẹ nói. “Khi phải lựa chọn giữa giết con
và tát con, tôi chọn cái tát. Khi bình tĩnh trở lại, tôi nói với con mình: ‘Mẹ
cũng là con người. Mẹ chỉ có thể chịu đựng được đến thế thôi và không hơn.
Mẹ đã đánh con. Nhưng điều đó đi ngược lại các nguyên tắc của mẹ. Khi bị
đẩy ra khỏi giới hạn chịu đựng, mẹ sẽ làm việc mà mẹ không muốn. Do vậy
con đừng có ép mẹ.”
Đánh con là điều không thể chấp nhận được, nó giống như việc bạn gây ra tại
nạn xe hơi vậy. Thế nhưng, thực tế là tai nạn vẫn cứ xảy ra. Mặc dù vậy, gây
tai nạn không phải điều được cho phép trước. Giấy phép lái xe của bạn không
ghi rằng: “Thế nào bạn chả gây ra một vài tai nạn, vì vậy bạn không cần phải
lái xe cẩn thận đâu.” Ngược lại, chúng ta được khuyến cáo phải lái xe an toàn.
Đánh đập không phải là một phương pháp rèn giũa con cái, mặc dù không
phải lúc nào cha mẹ cũng tránh được việc sử dụng nó.
Nuôi dạy một đứa trẻ mà không bao giờ phải dùng đến đòn roi là điều gần
như không thể. Tuy nhiên, chúng ta không bao giờ được cố ý đánh trẻ. Không
nên xem việc trừng phạt về mặt thể chất là một phản ứng trước hành động
khiêu khích của trẻ hay sự cáu giận chính chúng ta. Tại sao lại không? Bởi
chính bài học mà nó mang lại cho trẻ. Nó dạy trẻ những phương pháp không
tích cực để đối phó với sự giận dữ. Nó nói với trẻ rằng: “Khi tức giận hay thất
vọng, đừng tìm kiếm giải pháp. Hãy đánh đập. Đó là điều cha mẹ vẫn làm.”
Thay vì thể hiện sự khôn khéo văn minh cho những cảm xúc hoang dã, chúng
ta cho trẻ nếm trải “luật rừng” và cho phép chúng đánh đập người khác.
Hầu hết cha mẹ đều cảm thấy tức giận khi chứng kiến cảnh đứa lớn đánh em
mình. Họ không nhận thức được rằng khi đánh đứa trẻ nhỏ hơn, họ đã vô tình
cho phép đứa lớn hơn làm điều tương tự.
121