thay đổi.
Trẻ con (và cả người lớn) không nên bị tước đi quyền được buồn đau và
thương tiếc. Con người cần phải được tự do cảm nhận nỗi đau đớn khi mất đi
những người thân yêu. Chỉ khi cảm nhận nỗi xót xa vì một cuộc đời hay tình
yêu chấm dứt, trẻ mới có được lòng nhân ái sâu sắc và nhân cách cao thượng.
Tiền đề cơ bản nhất của điều đó là trẻ nên và cần được chia sẻ những nỗi
buồn cũng như niềm vui tất yếu nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày của gia
đình. Khi một người thân ra đi vĩnh viễn và trẻ không được cho biết những gì
diễn ra, có thể chúng vẫn sẽ bị bao vây bởi nỗi lo sợ không được gọi tên.
Hoặc trẻ sẽ khỏa lấp chỗ trống không lời đáp về người thân đó bằng những lý
giải rối rắm và đáng sợ của riêng chúng. Trẻ có thể tự trách mình vì sự mất
mát và cảm thấy bị chia cách không chỉ với người thân đã chết mà cả với
những người vẫn còn đang sống.
Bước đầu tiên cha mẹ có thể làm để giúp trẻ đối mặt với mất mát là cho phép
con thoải mái thể hiện những sợ hãi, tưởng tượng và cảm xúc của chúng. Trẻ
sẽ cảm thấy được an ủi và nhẹ nhõm khi chia sẻ những cảm xúc sâu kín với ai
đó thực sự quan tâm và lắng nghe. Cha mẹ cũng có thể đưa thêm vào cuộc nói
chuyện với trẻ những từ ngữ biểu đạt những cảm xúc mà trẻ chắc chắn có
nhưng thấy khó khăn để diễn đạt. Ví dụ, sau sự ra đi của người bà mà đứa trẻ
rất gắn bó, cha mẹ có thể nói:
“Con nhớ bà rất nhiều phải không?”
“Con yêu bà rất nhiều. Và bà cũng yêu con.”
“Con ước gì có bà ở đây với chúng ta.”
“Con ước gì bà vẫn còn sống đúng không?”
“Thật khó mà tin được là bà đã mất.”
“Thật khó mà tin được bà không còn ở đây với chúng ta nữa.”
“Con ước con lại có thể đến thăm bà.”
Những câu nói như vậy sẽ cho trẻ thấy cha mẹ quan tâm đến cảm xúc và suy
nghĩ của chúng, khuyến khích trẻ chia sẻ nỗi sợ hãi và những điều tưởng
156