tượng của bản thân. Chúng sẽ muốn biết liệu chết có đau không, bao giờ thì
người chết trở về hay liệu bản thân chúng và cha mẹ có bao giờ chết không.
Câu trả lời của cha mẹ khi đó nên ngắn ngọn và trung thực: Khi một người
chết đi, cơ thể sẽ không cảm thấy đau; một người đã chết sẽ không bao giờ trở
lại; tất cả mọi người cuối cùng đều chết.
Khi nói với trẻ về cái chết, tốt nhất là cha mẹ không nên nói giảm nói tránh.
Khi một cô bé 4 tuổi được người lớn cho biết rằng ông của cô đã đi vào giấc
ngủ vĩnh hằng, cô bé đã hỏi ông có mặc bộ đồ ngủ hay không. Cô bé cũng sợ
rằng ông đang giận mình vì đã không nói lời tạm biệt và chúc ngủ ngon với
ông trước khi ông đi ngủ. Khi được cho biết rằng: “Bà đã tới thiên đường và
biến thành một thiên thần”, một cậu bé 5 tuổi đã cầu nguyện để những người
còn lại trong gia đình cũng chết và biến thành thiên thần.
Khi được cho biết sự thật một cách đơn giản và trung thực, kèm theo những
cử chỉ và ánh mắt trìu mến, trẻ sẽ cảm thấy an tâm. Phương pháp này sẽ hiệu
quả khi bản thân cha mẹ đã chấp nhận thực tế về sự sống và cái chết. Trong
tất cả những vấn đề quan trọng, thái độ bao giờ cũng mạnh hơn lời nói.
Trưởng thành là điều không hề dễ dàng. Quá trình này đầy ắp những cảm xúc
và suy nghĩ hỗn loạn như nghi ngờ, tội lỗi và đặc biệt là lo lắng. Trẻ sợ hãi
khi nghĩ mình sẽ bị bỏ rơi, cảm thấy khổ sở khi cha mẹ cãi cọ và bối rối, lo
lắng trước cái chết. Cha mẹ không thể xua tan đi tất cả những nỗi lo này của
trẻ nhưng họ có thể giúp con mình đối phó tốt hơn với chúng bằng cách thể
hiện sự cảm thông với mối quan tâm của trẻ và chuẩn bị cho trẻ trước những
sự kiện đáng sợ hay đau buồn trong cuộc sống.
157