thực với cảm xúc của mình về giới tính: không được nói “có” khi chúng muốn
nói “không”; lắng nghe nhu cầu của bản thân, tôn trọng sự thoải mái của
chính mình; không quan hệ tình dục chỉ để cảm thấy mình người lớn hơn và
không nhầm lẫn giữa một mối quan hệ tình dục với một mối quan hệ yêu
đương.
Nhiều cha mẹ bị nhầm lẫn về vai trò của họ trong đời sống tình dục của trẻ vị
thành niên. Mẹ của Sally đã tham khảo ý kiến của một chuyên gia tâm lý khi
cô con gái 17 tuổi của cô hỏi xin thuốc tránh thai: “Tôi biết con gái mình. Con
bé sẽ yêu và muốn được làm chuyện đó. Với thuốc tránh thai, ít nhất con bé
sẽ được an toàn. Nhưng tôi vẫn cảm thấy không thoải mái xml:lang=“he-
IL”>để chấp nhận chuyện con bé có quan hệ tình dục.”
Chuyên gia tâm lý đã trả lời mẹ của Sally: “Những đứa trẻ vị thành niên hỏi
xin cha mẹ thuốc tránh thai cho thấy chúng chưa sẵn sàng cho tuổi trưởng
thành. Bằng việc đưa thuốc tránh thai cho con, cha mẹ đã chối bỏ cơ hội có
được một kinh nghiệm sống còn của trẻ: tự quyết định và chấp nhận hậu quả.
Một người trưởng thành không đổ trách nhiệm cho cha mẹ mà sẽ tự mình
chịu trách nhiệm.”
Khi mẹ của Sally trở về nhà, cô thông báo với con gái: “Con yêu, nếu con
nghĩ rằng mình đã sẵn sàng cho việc quan hệ tình dục thì con cũng sẵn sàng
để tham khảo ý kiến bác sĩ về thuốc tránh thai và nhận trách nhiệm cho hành
vi của con.”
Tình yêu chín chắn
Betty, 16 tuổi, nói: “Chỉ có tình yêu mới biện hộ được cho tình dục. Vì vậy,
xml:lang=“he-IL”>lúc nào tôi cũng yêu một ai đó.” Cách tiếp cận hoài nghi
này có một tiền đề mang tính xã hội. Betty cảm thấy tội lỗi và cách duy nhất
cô có thể biện hộ cho hành vi tình dục của mình là yêu ai đó. Tình yêu, dù là
thật hay tưởng tượng, sẽ chuộc lại tội lỗi của cô. Nhưng tình yêu không chỉ là
cảm giác và đam mê. Tình yêu là một hệ thống những quan điểm và một
chuỗi các hành động khiến cho cuộc sống của cả người yêu và người được
yêu trở nên tốt đẹp hơn. Tình yêu lãng mạn thường mù quáng. Nó thừa nhận
172