Chương 10. Tổng kết:
Những bài học hướng dẫn làm cha mẹ
Mục đích của việc làm cha mẹ là gì? Đó là giúp một đứa trẻ trở thành một
người tốt, chính trực, tận tâm và có lòng trắc ẩn.
Làm thế nào để cảm hóa một đứa trẻ? Chỉ có thể bằng những phương pháp
nhân văn, bằng cách thừa nhận rằng quá trình là phương pháp, rằng kết quả
không biện minh cho phương tiện và rằng trong khi nỗ lực dạy trẻ biết cách
cư xử, chúng ta không được làm hỏng cảm xúc của chúng.
Trẻ học hỏi từ những điều chúng trải nghiệm. Chúng giống như bê tông còn
ướt vậy. Bất cứ từ ngữ nào được nói với chúng đều để lại dấu ấn. Bởi vậy,
điều quan trọng là cha mẹ phải học cách nói chuyện với trẻ để không gây bực
tức, tổn thương, không làm giảm sự tự tin của trẻ hay làm chúng mất đi niềm
tin vào năng lực và giá trị của bản thân.
Các bậc cha mẹ cần có tiếng nói trong ngôi nhà của mình. Phản ứng của họ
trước mọi vấn đề sẽ quyết định liệu vấn đề đó sẽ tiếp tục leo thang hay sẽ lắng
xuống. Do vậy, họ cần từ bỏ thứ ngôn ngữ từ chối và học ngôn ngữ chấp
nhận. Thực ra, họ đã biết điều đó rồi nhưng chỉ dùng với khách khứa và người
lạ. Đó là ngôn ngữ không làm tổn thương cảm xúc và không chỉ trích hành vi.
Một cậu sinh viên bận quần bò đang đi ngang qua đường thì suýt chút nữa bị
một bác tài xế taxi đâm phải. Vô cùng tức giận, bác tài xế taxi hét lên và
mắng mỏ: “Sao không thèm nhìn đường thế, đồ vô công rồi nghề! Cậu muốn
chết à? Cậu chắc phải cần mẹ mình dắt tay đi qua đường đấy!”
Cậu thanh niên vươn thẳng người và bình tĩnh hỏi: “Đây là cách bác sẽ nói
chuyện với một bác sĩ đấy à?” Bác tài xế tỏ ra hối hận và xin lỗi.
Khi cha mẹ nói với con cái giống như lúc họ nói chuyện với bác sĩ, họ sẽ
không khiêu khích hay làm chúng nổi cáu.
Thomas Mann, tác giả từng đoạt giải Nobel văn học, đã nói: “Bản thân lời nói
174