là cả một nền văn minh.” Thế nhưng, lời nói cũng có thể rất tàn bạo. Nó có
thể chữa lành vết thương nhưng cũng có thể gây ra những tổn thương nghiêm
trọng. Cha mẹ cần phải nói thứ ngôn ngữ của tình yêu. Họ cần những lời nói
truyền đạt cảm xúc, những phản hồi làm thay đổi tâm trạng, những tuyên bố
kêu gọi thiện chí, những câu trả lời mang đến sự khai sáng và những lời đối
đáp thể hiện sự tôn trọng. Con người giao tiếp bằng ngôn ngữ của trí tuệ. Cha
mẹ giao tiếp bằng ngôn ngữ của tình yêu thương và sự quan tâm – thứ dễ
dàng chạm tới cảm xúc và đáp ứng nhu cầu tình cảm của trẻ. Nó không chỉ
giúp trẻ xây dựng hình ảnh tích cực về bản thân mà còn dạy chúng cách tôn
trọng và quan tâm tới cha mẹ.
Tuy nhiên, việc thay thế thứ ngôn ngữ thông thường mà chúng ta vẫn sử dụng
bằng ngôn ngữ của tình yêu thương là điều không hề dễ dàng. Sau đây là một
ví dụ. Ông Bloom đã tham gia nhóm hướng dẫn dành cho các bậc cha mẹ
mong muốn học phương thức giao tiếp hiệu quả và thân mật hơn với con cái.
Sau vài buổi gặp gỡ và thảo luận, chúng tôi đã có những trao đổi sau:
ÔNG B: Hình như mọi điều tôi từng nói với các con của mình đều không
đúng cách. Thế nhưng, tôi thấy rất khó để thay đổi cách giao tiếp cứng nhắc
của mình.
TIẾN Sĩ G: Thay đổi quan điểm và học hỏi kỹ năng mới là những việc không
hề dễ dàng.
ÔNG B: Không chỉ vì lý do đó đâu nhưng nếu ông đúng thì tôi đang đối xử
với bọn trẻ một cách thiếu tôn trọng. Thảo nào chúng không tôn trọng mà
cũng chẳng nghe lời tôi.
TIẾN Sĩ G: Ý ông là ông tự trách mình vì đã không hiểu biết hơn?
ÔNG B: Chắc là như vậy. Chừng nào tôi còn trách cứ bản thân thì tôi cũng sẽ
còn trách cứ lũ trẻ thay vì thay đổi cách nói chuyện với chúng. Được rồi, giờ
thì tôi đã biết phải làm gì. Tôi phải thôi không trách cứ bản thân nữa và cố
gắng suy xét xem liệu thứ ngôn ngữ của tình yêu thương mà ông ra sức cổ súy
đó có thực sự hiệu quả hay không.
Khi cha mẹ nỗ lực giao tiếp với trẻ bằng tình yêu thương, trẻ sẽ nhận ra sự
175