sự thay đổi ở mẹ.
MẸ: Vậy mẹ phải giúp con thế nào đây?
NOAH: Con muốn mẹ la mắng Ron nhiều hơn.
MẸ: Nhưng mẹ đã học được rằng la mắng sẽ không giải quyết vấn đề gì.
NOAH: Con cần mẹ giải quyết vấn đề của con với Ron.
MẸ: Mẹ đã từng cố gắng làm điều đó nhưng bây giờ thì mẹ không làm nữa.
Đó chính là sự thay đổi mà con không thích. Mẹ đã học được rằng phải có
niềm tin vào khả năng của con trong việc giải quyết vấn đề của chính mình.
NOAH: Thế còn việc Ron nói dối thì sao? Con không thể chịu đựng được
chuyện đó.
MẸ: Vừa mới tối qua bố con cũng nói với mẹ rằng ông ấy rất bực mình về
chuyện Ron nói dối và rằng chính con trai ông ấy, Noah, đã khiến ông bình
tĩnh lại bằng cách nhắc cho ông nhớ đó chỉ là một giai đoạn của sự trưởng
thành mà thôi. Con có hình dung được một cậu bé 11 tuổi lại có thể giúp cha
mình phản ứng bình tĩnh trước hành vi sai trái của một đứa bé không?
NOAH: Con nghĩ là mình đã giúp được bố. Và có lẽ con cũng có thể giúp
được chính mình.
Các bậc cha mẹ cần phải có kỹ năng để khi bị công kích họ không quay trở về
cách phản ứng cũ với trẻ. Người mẹ này đã không để cậu con trai quyết định
tâm trạng của mình hay làm giảm quyết tâm tiếp tục thực hành những điều
mình đã được học. Bởi vì cô cảm thấy tình yêu thương và sự thư thái khi thừa
nhận hoàn cảnh khó chịu của con trai, cô không cố gắng biện minh cho bản
thân hay nhượng bộ trước đòi hỏi chính cô phải là người giải quyết vấn đề
của cậu bé. Thay vào đó, cô giúp con gây dựng niềm tin vào khả năng tự giải
quyết vấn đề của bản thân và qua đó giúp cậu bé trưởng thành.
Kỷ luật: Thoải mái với cảm xúc nhưng nghiêm khắc với hành vi
Các bậc cha mẹ muốn biết trong quá trình rèn giũa kỷ luật cho con cái mình,
những phương pháp được chỉ ra trong cuốn sách này là quá nghiêm khắc hay
177