NÓI SAO ĐỂ KHÍCH LỆ VÀ GIÚP CON TRƯỞNG THÀNH - Trang 177

khác biệt và nói chuyện với cha mẹ theo cách tương tự.

Ông Brown đưa cô con gái Debbie, 9 tuổi, của mình tới chỗ làm vào ngày văn

phòng ông đang được sơn sửa lại. Ông thuật lại cuộc nói chuyện sau:

ÔNG B: Bố không thể nào chịu được mùi sơn và những thứ bụi bặm này. Mọi

thứ thật lộn xộn.

DEBBIE: Làm việc trong tình trạng này thì thật là khủng khiếp. Chỗ này thật

là một mớ hỗn độn.

ÔNG B: Ừ, đúng vậy.

DEBBIE: Làm sao bố lại thích những điều con nói với bố vậy?

ÔNG B: Bố thích nó. Bố tự nhủ: “Debbie hiểu mình cảm thấy thế nào.”

DEBBIE: Con nhận thấy đó là cách mà gần đây bố hay nói chuyện với con.

Nhưng các bậc cha mẹ cũng nên được cảnh báo để không quá kỳ vọng rằng

trẻ sẽ luôn trân trọng phương thức giao tiếp mới hay sử dụng thứ ngôn ngữ

tương tự với họ. Đôi khi, trẻ vẫn cho rằng thay vì chỉ thừa nhận cảm xúc, cha

mẹ sẽ giải quyết vấn đề cho chúng, như một bà mẹ đã kể lại như sau.

Một ngày nọ, cậu con trai Noah, 11 tuổi, của cô phàn nàn về cậu em trai 7

tuổi của mình là Ron.

NOAH: Con phát ốm và mệt mỏi vì Ron luôn nói dối, gian lận và quấy nhiễu

con.

MẸ: Chắc là con phải thấy khó chịu lắm. Con về nhà sau một ngày dài ở

trường mà lại được chào đón bởi cậu em trai luôn làm con khốn khổ.

NOAH: Mẹ lại như vậy nữa rồi. Con biết con cảm thấy như thế nào. Con

không cần mẹ phải nói với con.

MẸ (bĩnh tĩnh nhưng không phòng thủ): Khi ai đó nói với mẹ về việc mẹ cảm

thấy như thế nào, mẹ sẽ cảm thấy được cảm thông.

NOAH (thậm chí còn tức giận hơn): Nhưng con biết là mẹ hiểu con. Con nghĩ

mẹ đã tin tưởng quá mức vào lớp học với bác sĩ Ginott rồi. Con không thích

176

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.