NỘI TÌNH CỦA NGOẠI TÌNH - Trang 51

để không phải lăn tăn về độ tuổi sinh sản, và có đủ tiền tiết kiệm để không phụ
thuộc vào ai khác. Cô giải thích: “Giả sử nếu ngày mai tôi gặp đúng một nửa của
mình thì ít nhất năm năm sau tôi mới sinh con. Tôi muốn sống với người ấy trong
cảnh vợ chồng son một khoảng thời gian kha khá rồi sau đó mới trở thành cha
mẹ”.

Một số người gọi giai đoạn này là “sống thử”. Michelle nói thêm: “Nếu mãi

không gặp được người nào phù hợp, tôi vẫn có thể làm mẹ mà không cần người
đàn ông nào”.

Tình dục, hôn nhân, làm cha mẹ đã từng là những điều khoản thuộc về một

hợp đồng hôn nhân trọn gói, còn bây giờ thì... xưa rồi. Những người thuộc thế hệ
babyboomer đã tách tình dục ra khỏi hôn nhân và sinh sản, và thế hệ con cái của
thế hệ này đang tách sinh sản ra khỏi tình dục.

Hầu hết những người cùng thế hệ với cô Michelle đều có thái độ như cô.

Các nhà nghiên cứu dự án Knot Yet

1

cho biết: “Trong văn hóa ngày nay, người trẻ

ngày càng nhìn thấy hôn nhân như một ‘điều sau cùng’ hơn là ‘điều trước nhất’,
tức hôn nhân là cái họ sẽ làm sau khi mọi thứ khác đã sẵn sàng, thay vì xem hôn
nhân như một nền móng của cuộc sống để lao vào tuổi trưởng thành và thực hiện
bổn phận làm cha làm mẹ”.

1

. Dự án Knot Yet: The Benefits and Costs of Delayed Marriage in America

do Đại học Virginia chủ trì, nhằm khảo sát những thuận lợi và khó khăn đối với
những người trì hoãn kết hôn ở Mỹ.

“Bước vào nhà tù hạnh phúc” (tức hôn nhân) là điều Michelle chỉ làm khi cô

cảm thấy đã trưởng thành về cảm xúc, ổn định về nghề nghiệp, an toàn về tài
chính và sẵn sàng rời khỏi những vui thú của đời sống độc thân. Khi đó, cô sẽ tìm
kiếm một đối tác để bổ sung cho cô và trao tặng cô trải nghiệm sâu sắc từ việc
thấu hiểu lẫn nhau. Điều đó hoàn toàn trái ngược với bà ngoại Maria của cô, bà
xem hôn nhân là một trải nghiệm để trưởng thành, là hòn đá đầu tiên đặt nền
móng để từ đó bà và chồng bà cùng xây dựng con người của mình.

Nhưng liệu sự trì hoãn có tính toán trong hôn nhân của Michelle có giúp cô

không bị phản bội? Hay nó sẽ khiến cô trở nên yếu ớt hơn?

Hugo Schwyzer bình luận trên tờ The Atlantic rằng hình thái “hôn nhân là

điều trước nhất” có một tiên lượng khó khăn mà hình thái “hôn nhân là điều sau
cùng” không có. Đó là các cặp đôi cưới nhau lúc trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn trong
cuộc sống, sẽ phải cùng nhau trải qua gian nan để giữ vững gia đình. Nhưng cũng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.