NỘI TÌNH CỦA NGOẠI TÌNH - Trang 97

Nỗi đau tự tạo mãnh liệt của cô Morgan sinh ra từ hợp chất độc hại gồm

ghen tuông và ghen tị. Bên dưới sự quả quyết của cô lại lẩn khuất nỗi nhục nhã
và tự hoài nghi bản thân. Trong tự vấn sau đó, cô hình dung chồng và nhân tình
đã nói về mình như “một mụ yêu tinh mà anh vừa may mắn thoát khỏi”.

Chúng ta cảm thấy bẽ bàng, tủi thân đến thế nào khi hình dung người

thương đang nói về mình với nhân tình, phơi bày thế giới riêng tư của ta và người
ấy, bóc trần các khiếm khuyết của ta. Ta ám ảnh tự hỏi: “Anh ấy nói gì về mình
với nhân tình?”, “Anh ấy có vu khống mình để ra vẻ tử tế hay không?”, “Trước
mặt nhân tình, vợ mình có tỏ ra là nạn nhân của một cuộc hôn nhân không hạnh
phúc hay không?”,...

Chúng ta không thể kiểm soát người đã rời bỏ mình, càng không thể kiểm

soát những điều họ nói về mình. Nhìn lại một năm thương khóc như thể mình là
một góa phụ, Morgan kể với tôi: “Những hình ảnh và cảm giác ấy cứ chạy đi
chạy lại trong đầu tôi như một huyệt mộ chứa đựng giấc mơ. Ban đầu, chúng
kiểm soát ý nghĩ của tôi từng giây, dần dần thành nửa phút. Cuối cùng, tôi có thể
chịu đựng suốt tròn một phút, rồi nhiều giờ, rồi nhiều ngày. Chị có biết suy nghĩ
bị cầm tù là như thế nào không?”.

Mô tả vô cùng hùng hồn của Morgan về mất mát chủ quyền trong hôn nhân

làm tôi nhớ đến nhà văn nữ Annie Ernaux. Trong tiểu thuyết L’occupation (tạm
dịch: Chiếm cứ), bà mô tả trạng thái đầu óc hoàn toàn bị xâm chiếm bởi hình ảnh
một người phụ nữ khác. Bà so sánh ghen tuông với việc trở thành một vùng đất bị
chiếm cứ – nơi mà ta bị một người có thể ta chưa từng gặp xâm lăng: “Tôi bị
chiếm cứ theo cả hai nghĩa của động từ này, lòng tôi tan nát, đau đớn còn đầu óc
thì không sao tập trung suy nghĩ được vào bất cứ điều gì khác ngoài chuyện mình
bị phản bội và phân tích về nó”.

Cô Morgan tìm thấy sự ủi an từ bạn bè, sách vở, phim ảnh. Cô muốn biết

những người khác đã vượt qua tình huống này như thế nào. Cô cần biết rằng
mình không bị điên. Và cô không hề điên. Nhà nhân chủng học Helen Fisher,
người đã tiến hành các nghiên cứu quét hình ảnh cộng hưởng từ chức năng
(fMRI) về bộ não người khi đang yêu, cho chúng ta biết rằng tình yêu lãng mạn
theo nghĩa đen chính là “nghiện ngập”. Hệ thần kinh hoạt động mạnh ở những
khu vực trong não hệt như khi ta dùng các chất gây nghiện như cocaine hay
nicotine. Và khi một người đang yêu bị khước từ, cơn nghiện này vẫn còn, tức

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.