giới. Chỉ có như vậy, chúng ta mới có thể trở thành một người vui vẻ,
hưởng thụ hạnh phúc chân chính.
Các nhà nghiên cứu người Anh và Phần Lan đã tiến hành điều tra tình
trạng sức khỏe tâm lý cũng như trạng thái công việc của hơn hai nghìn nhân
viên văn phòng nước Anh và phát hiện ra rằng: Người làm việc từ 11 tiếng
trở lên mỗi ngày hoặc làm việc 55 tiếng mỗi tuần có tỉ lệ mắc bệnh trầm
cảm cao gấp hai lần so với người làm việc 7, 8 tiếng một ngày.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thương mại, nhịp
sống của con người hiện đại ngày càng hối hả, bận rộn và vội vàng khiến
chúng ta mệt mỏi cả về thể chất lẫn tinh thần. Chúng ta đã hy sinh sức khỏe
quý báu và cuộc sống an nhàn, đổi lấy việc tiêu hao vật chất quá độ và sự
trống rỗng trong tâm hồn. Làm thế nào để tìm kiếm cách sống lành mạnh
hơn vẫn luôn là vấn đề nan giải khiến con người thời nay phải đau đầu.
Bởi vì chúng ta làm việc ham nhanh, nên thường làm cho có chứ ít ai làm
được triệt để. Làm việc một cách điềm tĩnh, ung dung không chỉ có thể
nâng cao hiệu suất công việc mà còn có ích cho sức khỏe của chúng ta.
Ông Kim Dung hơn 80 tuổi từng nói: “Tính tôi không vội vàng, làm
việc gì cũng từ từ chầm chậm, nhưng cuối cùng cũng làm tốt hết. Con
người không thể lúc nào cũng căng thẳng, cần có lúc kéo căng lúc thả lỏng,
lúc nhanh lúc chậm, như vậy rất có lợi cho sức khỏe.”
Đúng vậy, có những người “chậm chạp” nhưng cũng không làm ít việc
hơn ai. Là bởi vì, họ nắm được cách làm chính xác, cho nên không cần bận
rộn mà vẫn có thể làm xong hết mọi thứ. Còn những người rất bận rộn
ngược lại thường là người không có thành tích gì hết. Họ làm gì cũng
nhanh, nhưng lại chẳng có cái nào hoàn thành trọn vẹn. Giống như viết
văn, có người mất một tháng để viết được mấy trăm nghìn chữ, nhưng nội