NÓNG GIẬN LÀ BẢN NĂNG, TĨNH LẶNG LÀ BẢN LĨNH - Trang 130

đường cho đại sư. Những đệ tử đi cùng được dịp reo hò, sung sướng ra

mặt. Đại sư Tinh Vân nhìn thấy liền hỏi các đệ tử: “Nếu như xe cảnh sát

chở ta không phải để kịp đến hội trường giảng kinh, mà là áp tải ta đến nhà

tù, trong lòng các con sẽ nghĩ gì?”

“Vậy thì tâm trạng sẽ tệ lắm.” Mọi người xôn xao.

Đại sư Tinh Vân bảo: “Thường thì khi lên chức, con người sẽ cực kỳ

vui mừng, lớn tiếng reo hò; nhưng khi xuống chức thì hồn bay phách lạc

cứ như mất đi một nửa sự sống. Trên thực tế, cho dù là lên chức hay xuống

chức, đều nên nhìn nhận nó bằng tâm trạng bình thường, đều phải vui

mừng.”

Đối với người điềm tĩnh, dù vui hay buồn, dù tốt hay xấu, dù nắng hay

mưa chẳng qua chỉ là lẽ tự nhiên của cuộc sống, không đáng để làm quá

mọi chuyện, càng không vì chuyện như vậy mà thay đổi tâm thế.

Đời người giàu nghèo, thành bại, được mất, chẳng qua chỉ là một

khoảnh khắc, một trạng thái trên đường đời. Giống như khi chúng ta gặp

một hòn đá trên đường bạn vượt qua nó, bạn vẫn là bạn; Bầu trời đột nhiên

đổ mưa làm cho bạn ướt hết cả người, nhưng mặt trời sẽ lại nhanh chóng

xuất hiện và hong khô quần áo của bạn. Dẫu đi trong mưa gió, bạn vẫn là

bạn, vẫn có thể tiến về phía trước. Vậy thì, một chút khó khăn tạm thời đâu

có gì đáng phải ngạc nhiên?

Đại sư Hoằng Nhất nói: “Khi gặp biến cố, tốt nhất là nên bình tĩnh,

không nên vội vã. Dẫu hết đường cứu vãn, thì vẫn phải giữ chí hướng ngay

thẳng. Tuy không làm được gì, nhưng phải giữ lòng trong sạch. Nếu không

thì chắc chắn thân bại danh liệt, đó không phải cách xử lý biến cố đúng

đắn.”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.