NÓNG GIẬN LÀ BẢN NĂNG, TĨNH LẶNG LÀ BẢN LĨNH - Trang 165

danh. Cơ thể của ta sắp mục nát, tiếng tăm cũng nên theo đó tiêu tan. Các

con ai có thể giúp ta gạt bỏ nó?” Mọi người đưa mắt nhìn nhau, đều không

biết làm thế nào. Lúc này, có một tiểu hòa thượng đến trước mặt ngài, hỏi:

“Xin hỏi lão hòa thượng, pháp hiệu của ngài là gì?”

Mọi người đều nhìn tiểu hòa thượng bằng ánh mắt đầy phẫn nộ, nghĩ

bụng tại sao cậu ta lại có thể bất kính với bề trên như vậy! Vả lại, có ai là

không biết đến tên tuổi của tổ sư Động Sơn, cho dù ngươi mới đến, cũng

không thể không biết được!

Lúc này, tổ sư Động Sơn cười lớn, nói: “Tốt lắm. Danh tiếng của ta

cuối cùng cũng đã được bỏ đi rồi.” Và ông cứ cười như vậy cho đến khi

viên tịch.

Tháng 5 năm 1937, sau khi đại sư Hoằng Nhất viết xong bài hát cho

đại hội thể thao lần thứ nhất ở Hạ Môn, sư Mộng Tham đến mời ngài tới

Thanh Đảo giảng kinh pháp theo ý của thiền sư Đàm Hư - sư trụ trì chùa

Trạm Sơn - Thanh Đảo. Đại sư đồng ý với ba điều kiện:

1, Không làm thầy cho người;

2, Không mở tiệc tiếp đãi;

3, Không đăng báo thổi phồng.

Đại sư giao hẹn như vậy là vì trong lòng ngài không muốn vì danh

tiếng mà chịu sự quấy nhiễu từ thế giới bên ngoài. Một khi hư danh trở

thành gánh nặng trong lòng chúng ta, con người sẽ cảm thấy bản thân

không do mình làm chủ, mệt mỏi và hoang mang. Muốn có được hạnh

phúc chân chính mà không để danh tiếng trở thành gánh nặng, thì phải biết

buông bỏ nó, để bản thân “vô danh” thì sẽ nhẹ nhõm hơn. Cho nên, đại sư

Hoằng Nhất luôn né tránh tiếng tăm danh lợi, vậy tại sao chúng ta lại phải

khổ sở theo đuổi nó làm gì?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.